Phương án 1: Vẫn tập trung đầy đủ học sinh của các khối lớp để tham dự lễ. Phương án này khó có thể đảm bảo cho việc giãn cách, vì mỗi trường có từ 1.000 – 4.000 học sinh.
Phương án 2: Tập trung đại diện học sinh của các khối lớp tham dự lễ, mỗi lớp từ 10 – 20 học sinh, các lớp đầu cấp thì tham dự đầy đủ học sinh. Phương án này có thể thực hiện được quy định giãn cách, nhưng ảnh hưởng đến tinh thần của các em học sinh không được tham dự khai giảng năm học mới.
Chương trình của lễ khai giảng sẽ thực hiện theo tinh thần ngắn gọn, trong vòng 60 phút, bao gồm: Văn nghệ chào mừng, nghi thức đón học sinh đầu cấp, chào cờ, Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, báo cáo và cắt băng khánh thành (đối với các trường mới), mời lãnh đạo địa phương đọc thư của Chủ tịch nước, diễn văn khai giảng của hiệu trưởng, phát biểu chúc mừng của lãnh đạo trung ương hay Bí thư Thành ủy (nếu có), đánh trống khai trường, khen thưởng và bế mạc.
Sau phần lễ khai giảng, thông thường các năm đều có phần hội tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh trước khi năm học mới bắt đầu.
Theo kế hoạch năm học mới mà TPHCM đã ban hành, tất cả các bậc học (trừ mầm non) sẽ tựu trường từ ngày 1/9, và ngày khai giảng sẽ thống nhất là ngày 5/9.