Rủi ro từ việc tích lũy và đầu tư sai cách
Lớn lên trong thời đại tiếp cận quá nhiều nguồn thông tin, thế hệ Millennials dễ bị chi phối bởi các thông tin không chính thống. Hậu quả dẫn đến việc người trẻ thường đưa ra những quyết định sai lầm về tài chính như tích lũy và đầu tư bất chấp rủi ro, chưa tối ưu hóa thu nhập… gây thiếu hụt tài chính ngay khi còn trẻ.
Mặt khác, có những người trẻ đã và đang tập trung tích lũy để vun đắp cho khoản thiếu hụt tài chính thì nền tảng tài chính của họ chưa thật sự bền vững. Theo nghiên cứu khảo sát “Đảm bảo an ninh thu nhập khi về già - nhận thức và hành động của thế hệ Millennials” được Thạc sĩ Lê Thu Huyền - đại diện Viện Khoa học Lao động và Xã hội trình bày, thu nhập bình quân của nhóm Millennials đang ở mức thấp khoảng 6,23 triệu/ tháng. Chưa kể, số người không tham gia bảo hiểm xã hội chiếm đến hơn 62%.
Thạc sĩ Lê Thu Huyền - đại diện Viện Khoa Học Lao động và Xã hội (ILSSA). Nguồn: Prudential Việt Nam. |
Nếu chỉ dựa vào tiền lương và không có kế hoạch tài chính rõ ràng thì kể cả với mức lương khởi điểm 15-20 triệu/ tháng với mức sống ngày càng cao, người trẻ cứ mãi lao động hăng say nhưng số tiền tích lũy lại không là bao.
Trước những rủi ro và căng thẳng tài chính có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống, người trẻ cần chuẩn bị kế hoạch tài chính cá nhân một cách thông minh để đạt cân bằng cuộc sống, hướng đến một tuổi già độc lập đúng nghĩa.
Một kế hoạch tài chính bền vững cho tuổi già độc lập
Nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, Millennials cũng trở nên thận trọng hơn và ý thức được bản thân cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng để không loay hoay trước những biến cố của cuộc sống.
Chia sẻ tại hội thảo chuyên đề Aging Summit 2022 do Prudential Việt Nam tổ chức, Giang Ơi - một nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng số thuộc thế hệ Millennials, cho biết: “Từ những năm 20 tuổi, Giang đã sớm có kế hoạch tích góp mua nhà. Từ thói quen này, Giang cũng đã đặt ra các mục tiêu cho bản thân và luôn hướng đến xây dựng sự vững chắc tài chính về lâu dài. Bởi nhờ việc sớm hoạch định cho tương lai, chúng ta có thể chủ động về tài chính và tự do lựa chọn cuộc sống tuổi già.”
Giang Ơi chia sẻ quan điểm về độc lập tài chính khi về già tại hội thảo chuyên đề Aging Summit 2022. Nguồn: Prudential Việt Nam. |
Có nhiều cách thức để người trẻ vun đắp tài chính bền vững cho tuổi già nhưng trước hết, họ cần hiểu rõ tích lũy tài chính sẽ không đơn thuần là một hành trình lao động ngày qua ngày chỉ nhằm tích góp thu nhập.
Xác định đúng nguyên nhân khiến kế hoạch tài chính đang gặp bất ổn nên là bước đầu tiên Millennials cần thực hiện, sau đó hãy lên vạch ra từng bước rõ ràng tương ứng với từng phương pháp tích lũy theo từng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Ngày nay, nhiều người trẻ đã lựa chọn tham gia bảo hiểm như một giải pháp bảo vệ, đầu tư và tích lũy tài chính dài hạn có tính kỷ luật cho bản thân.
Chia sẻ quan điểm từ góc nhìn của một Millennial đang trên hành trình đạt tự do tài chính, anh Liêm Trần, Branch Manager – MDRT 2023 của Prudential Việt Nam cho biết tích lũy tài chính không phụ thuộc vào mức thu nhập mà dựa vào mục tiêu, kế hoạch tài chính phù hợp và tính kỷ luật thực hiện kế hoạch đó.
Anh Liêm Trần, Branch Manager – MDRT 2023 của Prudential Việt Nam. Nguồn: NVCC. |
“Người trẻ hãy đặt mục tiêu cụ thể khi tích lũy cho tương lai, cần biết mình phải làm gì với tiền của mình, để dành bao nhiêu và trong bao lâu. Hơn nữa, thời gian rảnh không nên để trống, người trẻ nên tận dụng để tập trung tìm hiểu kiến thức đầu tư, tích lũy và các kênh kinh doanh khác nhằm tạo ra đa dạng nguồn thu nhập thụ động cho bản thân”, anh Liêm chia sẻ thêm.
Trước bối cảnh già hóa dân số ngày càng tăng nhanh tại Việt Nam, đây có thể được xem là tín hiệu đáng mừng khi thế hệ người trẻ đang từng bước tích lũy tài chính và chuẩn bị cho một tuổi già độc lập. Bên cạnh việc vun đắp tài chính vững vàng, người trẻ cũng cần có sự chuẩn bị nhất định về sức khỏe thể chất – tinh thần – mối quan hệ gắn kết xã hội trong suốt hành trình vun đắp tài chính để tuổi về già độc lập trên mọi khía cạnh như mong đợi.
Từ năm 2020, nhận thấy già hóa dân số là vấn đề mang tính xã hội, Prudential phối hợp cùng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS) thực hiện nghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già".
Với mục tiêu giúp mọi người đạt được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, Prudential đã thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp khi chung tay hành động để già hóa dân số không trở thành thách thức của xã hội.
Không chỉ thực hiện cam kết lâu dài trong việc mang đến những giải pháp bảo vệ tài chính và sức khỏe của mọi người, Prudential còn thể hiện vai trò doanh nghiệp kiểu mẫu của ngành bảo hiểm khi đóng góp tiếng nói về thực trạng già hóa dân số, đồng thời giúp cộng đồng, đặc biệt là thế hệ người trẻ trang bị được các công cụ, kỹ năng và giải pháp thiết thực để chuẩn bị tốt cho một tuổi già như mong đợi.
Độc giả có thể tham khảo ngay trang thông tin “Tự do Tuổi 50” do Prudential Việt Nam phát triển TẠI ĐÂY