> Vicem Hải Phòng - Đại gia...hết tiền
> Leandro bị phạt 10.000 USD vì chơi xấu
Phần lớn nguyên nhân dẫn tới sự sa sút này là bởi V.HP vẫn chưa tìm được cầu thủ nào đủ khả năng lấp cái bóng quá lớn mà Leandro để lại. Trong khi đó, Leandro cũng đang rất chật vật để khẳng định mình ở B.BD. Tới lúc này, cựu tuyển thủ Olympic Brazil vẫn chỉ là cái bóng mờ so với chính anh khi còn khoác áo V.HP.
Từ câu chuyện của Leandro và V.HP có thể thấy phát triển vững bền là khái niệm rất xa lạ ở V-League, và một chu kỳ thành công thường không kéo dài quá 2 năm, dù là với cá nhân (cầu thủ) hay tập thể (đội bóng).
Trong lịch sử 11 năm của V-League, đội bóng nào vô địch nhiều lần nhất cũng chỉ dừng lại ở con số 2. Rõ nhất là HN.T&T, tuổi đời 5 năm và mới có một chức vô địch, mà ông chủ CLB đã phải lo lắng vì cầu thủ của mình có dấu hiệu thoả mãn, không chịu phấn đấu như thời “hàn vi”.
V-League đã có đến 10 năm vận hành thử nghiệm để năm thứ 11 mới chính thức coi là chuyên nghiệp hoá, nhưng rút cục vẫn không hơn được giải VĐQG của Indonesia, Thái Lan hay Singapore. Sự ổn định là tiêu chí hàng đầu để đánh giá sức mạnh nền bóng đá. Theo tiêu chí này, V-League chưa thể là số 1 Đông Nam Á như xưa nay chúng ta vẫn tự huyễn hoặc.