Giấu lô thời trang giá hàng trăm triệu đồng nhập cảnh Tân Sơn Nhất

Lô thời trang trị giá hơn 400 triệu giấu trong hành lý xách tay.
Lô thời trang trị giá hơn 400 triệu giấu trong hành lý xách tay.
TPO - Người đàn ông vận chuyển nhiều túi xách, giày dép thời trang, đồng hồ hàng hiệu trị giá gần 430 triệu đồng từ Pháp về Việt Nam nhưng không khai báo báo Hải quan.

Chiều 26/4, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, đơn vị này đang phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý nam hành khách 41 tuổi, quốc tịch Việt Nam về hành vi vận chuyển hàng hoá trái quy định.

Theo đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Hải quan phát hiện nam hành khách có dấu hiệu nghi vấn khi người này mang theo hành lý đi thẳng qua “cửa xanh” (cửa miễn khai báo) để ra ngoài, nên đã yêu cầu chuyển sang “cửa đỏ” để tiến hành kiểm tra hành lý.

Qua kiểm tra, ngoài tiêu chuẩn hành lý miễn thuế và đồ dùng cá nhân được phép mang theo quy định, hành khách này còn mang theo số lượng lớn túi xách, ví, áo, giày dép thời trang hàng hiệu.

Ngoài ra, còn có 32 đồng hồ đeo tay hiệu Cartier và Venice Quart. Toàn bộ đều là hàng mới 100%, được hành khách này mua tại Pháp và vận chuyển về Việt Nam. Tổng trị giá lô hàng gần 430 triệu đồng. Tổng số tiền thuế phải nộp hơn 160 triệu đồng.

Theo quy định, khi làm thủ tục nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, nếu hành khách không có hàng hoá vượt định mức quy định, hàng hoá phải khai báo thì có thể đi thẳng qua “cửa xanh” để vào nội địa mà không phải chịu sự kiểm tra hải quan.

Tuy nhiên, đã có nhiều hành khách lợi dụng sự thông thoáng này để vận chuyển hàng hoá trái quy định, gian lận thuế, thậm chí là vận chuyển hàng cấm, hàng lậu để thu lợi bất chính.

MỚI - NÓNG
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
TPO - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đấu giá đất vừa qua tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức có hiện tượng một nhóm người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở, mà để kinh doanh, đầu cơ, trả giá cao hơn giá thị trường sau đó bỏ cọc. Việc đầu cơ dẫn đến phức tạp trong quản lý đất đai.