Giáo sư trẻ nhất năm 2016 là 41 tuổi

TS Trần Đình Thắng (bên phải) là giáo sư trẻ nhất được công nhận năm 2016. Ảnh: Báo Nghệ An.
TS Trần Đình Thắng (bên phải) là giáo sư trẻ nhất được công nhận năm 2016. Ảnh: Báo Nghệ An.
Sinh năm 1975, thầy giáo Trần Đình Thắng ở Đại học Vinh (Nghệ An) trở thành giáo sư trẻ nhất được công nhận năm 2016.

Ngày 10/10, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 65 nhà giáo và chức danh phó giáo sư cho 638 thầy cô. 

Giáo sư trẻ nhất được công nhận đợt này là thầy Trần Đình Thắng, sinh năm 1975, chuyên ngành Hóa học, Đại học Vinh. Cùng thế hệ 7X được công nhận giáo sư đợt này còn có cô Vũ Thị Thu Hà, sinh năm 1970, ở Viện hóa công nghiệp Việt Nam; thầy Phạm Văn Điển, sinh năm 1970 ở Đại học Lâm nghiệp và thầy Thiều Quang Tuấn, sinh năm 1973 ở Đại học Thủy lợi.

Giáo sư cao tuổi nhất là nhà giáo nghỉ hưu Lê Thị Chiều, chuyên ngành Luyện kim, quê Hà Tĩnh, sinh năm 1947. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ được công nhận giáo sư ngành Kinh tế trong đợt này.

Trong 638 phó giáo sư, trẻ nhất là thầy giáo Trần Xuân Bách, sinh năm 1984, ngành Y học, Đại học Y Hà Nội. Nữ phó giáo sư trẻ nhất là cô Bùi Thị Hồng Thái, ngành Tâm lý học, sinh năm 1983, công tác tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 

Năm 2015 có 52 nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư và 470 người được công nhận phó giáo sư. Trong đó giáo sư trẻ nhất là thầy Nguyễn Văn Hiếu (Đại học Bách khoa Hà Nội) 43 tuổi; phó giáo sư trẻ nhất là Hồ Khắc Hiếu (Đại học dân lập Duy Tân) mới 31 tuổi.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
TPO - Theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước; trở thành biểu tượng của lòng yêu nước quả cảm, sức mạnh phi thường, mong muốn hoà bình và khát vọng cháy bỏng giành lại nền độc lập của nhân dân Việt Nam.