Ngày 10/1, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức góp ý với Bộ Giáo dục và Đào tạo một số vấn đề mà Bộ dự kiến tiếp thu và xin ý kiến để chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Góp ý về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo sư Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Tôi đề xuất lương giáo viên được xếp ngang với lương của lực lượng vũ trang chứ không chỉ cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.
GS Trần Hồng Quân cho rằng, chúng ta đừng viển vông rằng cứ tuyên dương nghề giáo là nghề cao quý là đủ mà cần phải có thái độ của xã hội. Cụ thể là đãi ngộ đúng mức.
Bảng lương, phụ cấp giảng viên, giáo viên cụ thể như sau:
Bảng lương, phụ cấp trong quân đội cụ thể như sau:
Khó khả thi
Trước đề xuất tăng lương giáo viên bằng lương lực lượng vũ trang của GS Trần Hồng Quân, nhiều giáo viên cho rằng, điều này khó khả thi.
Cô giáo Phạm Thị An, giáo viên môn tin học của trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội cho rằng, điều này khó khả thi vì giáo viên thì đông, nếu tăng bằng lương của lực lượng vũ trang thì gây sức ép cho ngân sách nhà nước.
Đồng qua điểm, TS Vũ Thu Hương, khoa giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, đề án này khó khả thi: “Không khả thi ở chỗ, cả nước có hơn 2 triệu giáo viên, nếu tăng lương mỗi giáo viên lên một đồng thôi đã áp lực rất lớn lên ngân sách rồi, không thể.
Mặt khác, theo TS Vũ Thu Hương, việc tăng lương giáo viên lên bằng lực lượng vũ trang cũng không làm cho nền giáo dục tốt lên được.
“Rất khó biến một người giỏi thành một người giáo viên có giá trị. Vấn đề ở đây để giáo viên làm việc có tâm là quan trọng nhất”- TS Hương nhấn mạnh.
Cũng theo TS Hương, giáo viên ở vùng quê, vùng nông thôn thì thấp thật, còn giáo viên biên chế vùng núi, khó khăn, đồng bào dân tộc thì cao, giáo viên biên chế ở các thành phố lớn cũng không quá thấp. Đặc biệt giáo viên các trường dân lập khá cao.
Tăng lương liệu có tăng chất lượng giáo viên?
Nói rõ hơn về đề xuất tăng lương của mình, GS Trần Hồng Quân cho rằng, khi có đãi ngộ đúng mức sẽ tạo được động lực, sức hấp dẫn của nghề giáo và lúc đó đương nhiên sẽ sàng lọc, lựa chọn được người thực sự giỏi vào ngành.
Tuy nhiên, khi có chế độ đãi ngộ như vậy thì tiêu chí đặt ra đối với nhà giáo sẽ cao hơn, buộc giáo viên luôn luôn phải nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất.
Hơn nữa, theo Giáo sư Trần Hồng Quân, nếu chúng ta có triết lý giáo dục tốt, định hướng tốt, mục tiêu đào tạo tốt…mà chế độ đãi ngộ không tốt thì làm sao tạo được động lực cho các thầy cô.
Trao đổi về ý kiến của GS Quân, TS Vũ Thu Hương cho rằng, tăng lương thì giáo viên nào cũng mong muốn. Nhưng ở đây là quan trọng nhất, nếu có chính sách tăng lương, thì hãy đến những nơi thấp nhất để tăng, chứ không thể tăng đồng loạt tất cả các giáo viên.
“Giáo viên các thành phố lớn ngoài tiền đi dạy, tiền trông trưa, đỡ áp lực cho họ nhiều rồi. Đặc biệt, giáo viên các trường dân lập lương khá. Nếu tăng lương mà tăng đều thì như muối bỏ bể, tăng đến bao nhiêu cho đủ. Hãy chọn đối tượng cần tăng thì tốt hơn nhiều”- TS Hương nhấn mạnh.
Cũng theo TS Hương, vấn đề ở đây, nếu tăng đồng loạt lương cho cả hơn 2 triệu giáo viên thì khó nhưng nên chăng, chọn đối tượng cần tăng, những nơi nông thôn, khó khăn, vì lí do nào đó mà họ vẫn đang hưởng lương thấp.
TS Hương chỉ ra rằng, một bất cập ở vấn đề lương giáo viên ở chỗ, nhiều giáo viên tốt nghiệp đại học ra, lại có lương trung cấp. Điều này vô lí mà vô lí thì cần điều chỉnh lại chứ không thể tăng đều, chia theo đầu người, sẽ không hợp lý.
TS Hương cũng cho rằng, nhưng để tăng hấp dẫn của giáo viên thì vấn đề tăng lương chưa phải là đủ.
“Với giáo viên tôi nghĩ, vấn đề không phải là lương mà ở vấn đề là đánh giá giáo viên như thế nào. Với giáo viên, tiền không cần quá cao nhưng sự tôn trọng với nhà giáo phải có. Một người giáo viên thì có tiếng tốt, được xã hội công nhận thì dù có thể cuộc sống còn khó khăn. Điều này chứng tỏ, lương giáo viên từ trước đến nay thấp nhưng vẫn rất nhiều người vào”- TS Hương nói.
TS Hương nhấn mạnh, cần tạo cho học giáo viên có cơ hội, mooi trường được thể hiện hết năng lực của họ, để họ được kính trọng với mọi người xung quanh, khi đó nghề giáo tự động hấp dẫn.
Cũng theo TS Hương, nếu tăng lương mà tăng được hấp dẫn của nghề giáo thì chưa chắc. Vì nếu chỉ nằm ở vấn đề lương, khi để có mức lương cao, họ sẽ làm nhiều cách, kể cả không thức chất, giả dối vẫn làm.
“Nhưng nếu như đánh giá giáo viên bằng thực chất, bằng sự tiến bộ của học sinh thì không thể giả dối được. Sự tiến bộ của học sinh thì sờ sờ ra, thì mọi thứ rất rõ ràng. Khi đứa trẻ tiến bộ, thì phụ huynh cảm nhận được. Khi giáo viên nhận được sự kính trọng trong nghề, sẽ làm cho cuộc sống của giáo viên dễ chịu hơn”- TS Hương nhấn mạnh.