Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chậm phát triển tật khuyết tật

0:00 / 0:00
0:00
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật là điều vô cùng quan trọng. Những kỹ năng dưới đây tập trung vào việc dạy cho trẻ trên ba khía cạnh: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp và hòa nhập xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chậm phát triển tật khuyết tật ảnh 1

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày.

Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Như vậy, kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các trẻ. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Đặc biệt là với trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) - tự kỉ thì việc giáo dục kỹ năng sống lại càng quan trọng, cần thiết và khó khăn hơn so với những trẻ bình thường để giúp cho các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn, có thể tự lập, hòa nhập xã hội.

Trẻ khuyết tật thuộc nhóm rối loạn phát triển. Những đứa trẻ này sẽ bị hạn chế phát triển các kỹ năng sống và nhận thức. Những đứa trẻ này sẽ khó có thể tự thực hiện một số hoạt động sống đơn giản. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến những kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật để trẻ có thể hòa hợp với cộng đồng.

Ở Việt Nam, từ năm 2008, khi LHQ chính thức lấy ngày 2-4 hằng năm là Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ, với những hoạt động của Mạng lưới tự kỷ Việt Nam, xã hội và cộng đồng đang có nhận thức tốt hơn về tự kỷ (không coi tự kỷ là bệnh, không kỳ thị trẻ tự kỷ,…) và nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ CPTTT - tự kỉ.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chậm phát triển tật khuyết tật ảnh 2

Trước đây, những đứa trẻ khuyết tật chỉ được nuôi dưỡng ngay tại gia đình. Và mỗi gia đình sẽ có cách chăm sóc cho những đứa trẻ này khác nhau. Những đứa trẻ này không được đến trường vì lý do không tự nhận thức được bản thân đang làm gì. Gia đình đang muốn dạy con nhưng chưa biết những phương pháp rèn luyện kỹ năng nào phù hợp cho trẻ.

Việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật rất quan trọng vì có thể hỗ trợ phát triển tâm trí, sinh lý cho trẻ. Khiến trẻ có thể hòa hợp được với các bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, với mục tiêu xóa mù chữ, nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là những người bị khuyết tật về trí tuệ.

Những kỹ năng sống nào cần dạy cho trẻ khuyết tật

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật là điều vô cùng quan trọng. Trẻ khuyết tật có thể khó khăn trong việc tiếp thu nhưng những kỹ năng sống này rất cần thiết và quan trọng. Những kỹ năng dưới đây tập trung vào việc dạy cho trẻ trên ba khía cạnh: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp và hòa nhập xã hội:

Kỹ năng tự phục vụ

Những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và tăng cường sự độc lập trong trẻ. Hãy dạy cho trẻ cách tự phục vụ, ý thức được sự quan trọng và vô cùng cần thiết của việc tự phục vụ bản thân. Nếu trẻ tiếp thu được sự tự phục vụ của cá nhân, trẻ sẽ nâng cao được tính độc lập, có ý thức và trách nhiệm với bản thân mình hơn.

Hướng dẫn kỹ càng các kỹ năng tự phục vụ để khắc phục những hạn chế do khuyết tật gây ra. Những hoạt động trong kỹ năng này tác động trực tiếp về thể chất và tinh thần của trẻ. Giúp trẻ dần nhận thức được những việc mình nên làm để có thể tự phục vụ bản thân tốt hơn. Phương pháp giáo dục này có hiệu quả, trẻ khuyết tật sẽ sớm có ý thức và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng sớm hơn nữa.

Đối với người thường, các trẻ 3 - 5 tuổi đã giáo dục các kỹ năng sống rất khó. Nhưng các trẻ khuyết tật được giáo dục các kỹ năng sống tự phục vụ còn khó khăn hơn nữa. Bố mẹ hoặc thầy cô hãy nhẫn nại dạy cho trẻ từng ly từng tí, quan sát trẻ. Cuối cùng, hãy để trẻ hành động theo những gì mình đã được học dưới sự giám sát của bố mẹ và thầy cô. Những kỹ năng sống tự phục vụ mà trẻ cần học đó là: cách ăn, mặc quần áo, dọn đồ chơi sau khi chơi xong,...

Kỹ năng giao tiếp

Những trẻ mắc bệnh khuyết tật trí não sẽ bị suy yếu của những chức năng trong vỏ não. Từ đó, não chậm hình thành những mối liên hệ về các giác quan tiếng nói. Ngoài ra, trẻ còn bị rối loạn hệ thần kinh gây khó khăn cho việc phân tích các hoạt động bên ngoài khác của não. Ngoài ra, tình trạng trẻ không giao tiếp được do những mối liên hệ có điều kiện không bền vững hình thành chậm hơn bình thường rất nhiều.

Sau đó, gia đình hãy đánh giá khả năng giao tiếp của trẻ ở mức nào (tính từ chậm phát triển trí tuệ rất nặng đến chậm phát triển trí tuệ nhẹ). Tiếp theo, căn cứ vào tình hình mà đưa ra những cách giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp từ từ qua nhiều hình thức khác nhau kết hợp.

Kỹ năng hòa nhập xã hội

Hiện nay, mặc dù có rất nhiều trung tâm dạy học đặc biệt cho trẻ khuyết tật. Nhưng vì tự ti mà vẫn còn rất nhiều trẻ không được đến lớp. Lý do vẫn là do những đứa trẻ này bị rào cản bởi nhận thức và hành động. Thiếu những cơ sở vật chất và những giáo viên tận tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chỉ có giáo dục mới giúp những trẻ khuyết tật hòa nhập xã hội nhanh chóng nhất có thể. Phương thức giáo dục đặc biệt giúp trẻ có cơ hội được bình đẳng trong quyền được sống và được học tập của xã hội.

Cách duy nhất để trẻ được giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật về kỹ năng hòa hợp cộng đồng là xóa bỏ sự tự ti. Khiến gia đình và bản thân những đứa trẻ xóa bỏ những mặc cảm và mở lòng với xã hội.

Box: Dạy kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật như thế nào?

Làm mẫu để trẻ học theo

Những kỹ năng sống như tự phục vụ, hòa nhập, giao tiếp đối với các trẻ bị khuyết tật khá là khó khăn. Vì có nhiều lúc trẻ không làm chủ được những hành vi cùng suy nghĩ của trẻ. Điều đầu tiên giúp trẻ bước đầu nhận thức căn bản được là bố mẹ và thầy cô nên làm mẫu cho trẻ.

Điều này khá đơn giản, bố mẹ cần sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt dễ nhất cho trẻ là kết hợp bằng lời nói và sử dụng ngôn ngữ hình thể. Bằng cách thực hiện những điều lặp đi lặp lại nhiều lần và hãy hướng dẫn trẻ thực hiện. Để trẻ tự làm những điều này và làm quen dần, nếu bé sai, bố mẹ có thể quan sát và sửa dần cho trẻ. Từ đó trẻ có thể tự thực hiện được mà không cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật như thế nào?

Việc rèn luyện những kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật là điều mà xã hội quan tâm nhất, đặc biệt là gia đình có con bị khuyết tật. Nhưng việc bố mẹ, thầy giáo nên làm thế nào để trẻ có thể tiếp thu các kỹ năng một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những biện pháp rèn luyện kỹ năng cho trẻ khuyết tật dưới:

Làm mẫu để trẻ học theo

Những kỹ năng sống như tự phục vụ, hòa nhập, giao tiếp đối với các trẻ bị khuyết tật khá là khó khăn. Vì có nhiều lúc trẻ không làm chủ được những hành vi cùng suy nghĩ của trẻ. Điều đầu tiên giúp trẻ bước đầu nhận thức căn bản được là bố mẹ và thầy cô nên làm mẫu cho trẻ.

Điều này khá đơn giản, bố mẹ cần sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt dễ nhất cho trẻ là kết hợp bằng lời nói và sử dụng ngôn ngữ hình thể. Bằng cách thực hiện những điều lặp đi lặp lại nhiều lần và hãy hướng dẫn trẻ thực hiện. Để trẻ tự làm những điều này và làm quen dần, nếu bé sai, bố mẹ có thể quan sát và sửa dần cho trẻ. Từ đó trẻ có thể tự thực hiện được mà không cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

Ví dụ: Khi dạy trẻ tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi người khác, bố mẹ hãy thực hiện các động tác như khoanh tay trước ngực và cúi đầu. Nếu biết ơn thì nói cảm ơn, nếu có lỗi thì hãy xin lỗi. Sau đó, bố mẹ giải thích cho trẻ hiểu đây là hành động chân thành biết ơn hay xin lỗi đối với người khác. Nếu trẻ được nhận quà thì hãy làm mẫu liên tục và hướng dẫn bé làm. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, trẻ dần sẽ hiểu được sự tôn trọng dành cho mọi người.

Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động thực tế

Thông qua các hoạt động thực tế, việc hình thành các khả năng hợp tác và hòa hợp của trẻ với xã hội dễ dàng hơn nữa. Đặc biệt, các hoạt động này tăng khả năng phục hồi các chức năng khiếm khuyết của trẻ khuyết tật trí tuệ.

Một số trẻ khuyết tật có xu hướng tự kỉ cao và không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh. Do vậy, những hoạt động thực tế sẽ giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với các bạn dễ dàng hơn. Từ đó, trẻ sẽ nhận thức và học hỏi những thói quen tốt từ những người bạn.

MỚI - NÓNG