> Những nguyên nhân hay gặp gây mùi vùng kín
1. Ngủ đủ
Cứ 20 phụ nữ trung niên thì có 1 người trải qua dạng trầm trọng hơn của triệu chứng PMS, được gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD). Với PMS, ăn uống lành mạnh, luyện tập và ngủ đủ có thể giúp giảm đồng thời các triệu chứng tinh thần và thể chất. Song với phần lớn phụ nữ bị PMDD thì lại cần ngủ nhiều hơn và sử dụng các thuốc chống trầm cảm như Prozac và Zoloft trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt.
2. Ăn uống lành mạnh
Hãy tránh xa các loại bánh nướng và khoai tây chiên vì đường và muối trong những thực phẩm này có thể khiến bạn cảm thấy các triệu chứng như nặng thêm. Đường khiến cho nồng độ đường huyết tăng lên (rất không tốt cho tâm trạng) và muối có thể khiến cơ thể tích nước. Ngoài ra, phụ nữ PMS cũng nên hạn chế uống cà phê.
Vậy, phụ nữ PMS nên ăn gì? Hãy ăn ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, bánh mì đen, mì ống vì những thực phẩm này giúp hiệu chỉnh nồng độ serotnin (một chất hóa học do não bộ sinh ra và có thể giúp cải thiện tâm trạng). Ngoài ra, các thực phẩm giàu acid béo omega-3 (như cá hồi) cũng có thể giúp giảm viêm, qua đó giúp giảm chứng chuột rút. Các loại rau lá sẫm màu như cải bó xôi, súp lơ xanh… cũng rất tốt cho phụ nữ PMS. Dưa hấu cũng là một thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ PMS vì nó chứa 92% là nước và một ít đường.
3. Bổ sung các vitamin
Để giảm các triệu chứng PMS, phụ nữ nên sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin như B6 (100-200 mg), vitamin E (200-400 IU) trong 2 tuần trước ngày có kinh. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin tổng hợp còn giúp giảm cương vú và giúp cơ thể phụ nữ tràn đầy năng lượng, cải thiện tâm trạng.
4. Luyện tập
Luyện tập đều đặn cũng giúp giảm hiệu quả các triệu chứng của PMS. Các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic) giúp tăng nhịp tim, qua đó giúp tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và giúp tâm trạng thoải mái, sáng khoái. Ngoài ra, các bài tập thiền, yoga cũng giúp tgiãn cơ và giảm hiện tượng chuột rút.
Tuyết Nhung
Theo Womansday