Giải mã sự phát triển thần tốc của thu phí không dừng ePass

0:00 / 0:00
0:00
Sau 11 tháng vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng, Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC) cho biết đã cung cấp dịch vụ ePass cho hơn 1 triệu khách hàng. Điều giúp nâng tỉ lệ phương tiện có dán thẻ thu phí tự động tại Việt Nam từ 25% lên gần 50%, tăng trưởng gần 100% chỉ sau chưa đầy 1 năm.

Điều gì đã khiến cho dịch vụ ePass được triển khai bởi Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC), thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và các đối tác (VietinF và ITD) đạt được sự phát triển thần tốc như vậy khi mà 5 năm qua số lượng phương tiện dán thẻ tăng rất chậm?

Sức mạnh cộng hưởng

Đầu tiên, ePass của VDTC được khách hàng ủng hộ do tài khoản giao thông ePass hợp lệ có thể đi qua tất cả các trạm thu phí tự động trên toàn quốc, có thể kết nối với tất cả 40 ví điện tử thẻ ngân hàng, thẻ Visa, Momo và ViettelPay để nạp tiền và thanh toán. Đặc biệt, chủ tài khoản ViettelPay có thể sử dụng dịch vụ mà không cần nạp tiền vào tài khoản giao thông.

Giải mã sự phát triển thần tốc của thu phí không dừng ePass ảnh 1

ePass cộng hưởng được sức mạnh tổng hợp của nhiều công ty thành viên trong Tập đoàn Viettel

Tấm thẻ nhỏ ePass đem lại tiện ích vượt trội cho cả người tham gia giao thông, nhà đầu tư trạm BOT và Cơ quan nhà nước là nhờ tổng hợp sức mạnh của các đơn vị trong nội bộ Viettel - Tập đoàn công nghệ - công nghiệp – viễn thông số 1 tại Việt Nam.

Đó là sức mạnh đến từ Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel với sáng chế phần mềm OCS tính cước theo thời gian thực đã được Mỹ công nhận; là Tổng Công ty Công trình Viettel đảm nhiệm việc xây dựng hạ tầng, khảo sát lắp đặt thiết bị để đảm bảo hạ tầng viễn thông; là Tổng Công ty dịch vụ số Viettel triển khai liên thông với các ngân hàng cung cấp để cung cấp giải pháp thanh toán thuận tiện cho những người tham gia giao thông.

Và tất nhiên không thể thiếu sự đóng góp của Công ty An ninh mạng Viettel với việc cung cấp các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh cho toàn bộ hệ thống, cũng như Tổng công ty Mạng lưới Viettel có nhiệm vụ đảm bảo hạ tầng viễn thông kết nối thông suốt và đồng bộ…

Với sức mạnh cộng hưởng này, tại các trạm, Viettel đã đưa vào công nghệ hiện đại nhất theo tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển trên thế giới như công nghệ nhận diện hình ảnh quang học (OCR), giúp cho việc đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng chỉ tốn khoảng 3 phút.

Hệ thống tính cước thời gian thực (OCS) do Viettel tự nghiên cứu phát triển, giúp cho thời gian lưu thông xe qua trạm giảm 60 lần so với thời gian trả phí bằng tiền mặt. Đặc biệt, giải pháp thanh toán trực tuyến khi kết nối với ViettelPay giúp khách hàng không cần nạp tiền vào tài khoản giao thông.

Viettel cũng sở hữu mạng lưới viễn thông phủ khắp đất nước và đội ngũ bán hàng hùng hậu trên tất cả các địa bàn từ thành phố, đô thị đến vùng sâu, vùng xa.

3.000 đại lý và 20.000 nhân viên bán hàng đã tham gia hệ thống kênh bán hàng thẻ ePass của Viettel, lớn hơn gần 100 lần so với kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp đầu tiên. Điều này đã giúp cho thẻ ePass phủ khắp 63/63 tỉnh thành Việt Nam ngay khi ra mắt, và việc sở hữu một thẻ ePass là dễ dàng, đơn giản với tất cả mọi người.

Tinh thần người lính quyết liệt trong mọi việc

Nếu tra cứu từ khóa “ePass Viettel” trên Google, sẽ có 32.300 kết quả hiện ra trong 0,67 giây, giới thiệu cụ thể và dễ hiểu về ePass với cách đăng ký, cách sử dụng, tính năng sản phẩm… Nếu tra cứu từ khóa ePass nói chung, có 2,1 triệu kết quả trong 0,66 giây mà ePass của Viettel hiện lên áp đảo.

ePass của Viettel cũng phủ khắp các kênh truyền thông từ offline đến online khiến cho hàng triệu người dùng tại Việt Nam không thể không chú ý đến tấm thẻ nhỏ này. Cách truyền thông, quảng cáo ePass là minh chứng cho cách làm quyết liệt của Viettel trong mọi công việc.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) Bùi Trình cho biết, sau khi cung cấp dịch vụ, những ngày đầu số lượng thuê bao còn khiêm tốn, nhưng chỉ 2-3 tháng thì tăng “dựng đứng” và các tháp thông tin trên cả nước đều có hình ảnh ePass. “Người người biết đến ePass, cả tập đoàn đi dán thẻ ePass”, ông Trình nói.

Giải mã sự phát triển thần tốc của thu phí không dừng ePass ảnh 2

ePass vượt mốc 1 triệu khách hàng chỉ sau 11 tháng triển khai có nhân tố quan trọng từ tinh thần quyết liệt của người Viettel.

Cũng là minh chứng cho tinh thần người lính, ông Bùi Trình kể lại, toàn bộ công ty cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ trong hệ sinh thái ePass của VDTC đều làm ngày làm đêm, giữ đúng được cam kết với Thủ tướng Chính phủ, với Bộ Giao thông Vận tải và cam kết của lãnh đạo Tập đoàn Viettel với Bộ Quốc phòng.

“Có những lúc khó khăn nhất, tưởng chừng như không cắt chuyển được dịch vụ, không liên thông được hệ thống, cuối cùng, trong vòng 3 ngày, chúng tôi cũng cắt chuyển được toàn bộ 35/35 trạm thu phí – một tốc độ kinh hoàng” – TGĐ VDTC chia sẻ về thời điểm khởi động cho việc cung cấp ePass.

“Chính văn hóa Viettel, quyết tâm của lãnh đạo tập đoàn đã truyền đến từng nhân viên đã tạo nên kết quả cho ‘tấm thẻ nhỏ’ ePass”, TGĐ VDTC nhận xét.

Sự ủng hộ của Bộ GTVT

Bên cạnh nội lực, ePass của VDTC đạt được thành tích nói trên, chắc chắn phải có sự ủng hộ của Bộ Giao thông vận tải trong việc đàm phán với các chủ đầu tư BOT. Tất nhiên, việc này được Bộ GTVT hỗ trợ chung cho cả 2 nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, với mục tiêu đẩy mạnh phổ cập thu phí không dừng trên toàn quốc. Và hiện tại, khi tốc độ thu phí không dừng đã được đẩy nhanh, Chính phủ cũng tiếp tục có những giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

Giải mã sự phát triển thần tốc của thu phí không dừng ePass ảnh 3

Sự quyết liệt trong việc chỉ đạo triển khai của Chính phủ và Bộ GTVT sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy thu phí không dừng, cũng như giao thông thông minh trong thời gian tới

Mới đây nhất, ngày 27/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cùng các Bộ Quốc phòng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, TTTT, GTVT, Ngân hàng nhà nước, VDTC, VETC và các nhà Đầu tư BOT giải quyết các vướng mắc đối với việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng.

Rất nhiều chỉ đạo đã được đưa ra (1) Các nhà đầu tư BOT lắp đặt các làn thu phí tự động còn lại đảm bảo tại mỗi trạm thu phí chỉ tồn tại 01 làn của thu phí hỗn hợp tại mỗi chiều xe chạy. (2) Khẩn trương lắp đặt hệ thống thu phí không dừng đối với các trạm còn lại, từ nay đến hết tháng 11, hoàn thành ký hợp đồng, chọn được nhà thầu. Phấn đấu đến tháng 3/2022, lắp xong toàn bộ tất cả các trạm trên hệ thống đường cao tốc toàn quốc.

(3) Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sử dụng dịch vụ thu phí không dừng như mở tài khoản, dán thẻ… phấn đấu đến tháng 6/2022, phần lớn phương tiện (trên 90%) được dán thẻ. (4) Ngay trong Quý I/2022, phấn đấu tất cả các tuyến cao tốc chỉ giữ lại 1 làn thu phí một dừng. Tiến tới lựa chọn một số tuyến cao tốc chỉ thu phí không dừng, đóng hoàn toàn việc thu phí thủ công.

(5) Chính phủ sẽ ban hành sửa đổi Nghị định 100 NĐ-CP về điều chỉnh mức phạt đối với các hành vi đi sai làn của chủ phương tiện, dán thẻ sai đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Với những chỉ đạo quyết liệt này, trong tương lai, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể được hưởng thụ một hệ thống giao thông thông minh sánh ngang các nước phát triển.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.