Giá không phải con biệt động

Hai nhân vật chính Phượng Đê - Bảy Xoài trong một cảnh phim. Ảnh: ĐLP
Hai nhân vật chính Phượng Đê - Bảy Xoài trong một cảnh phim. Ảnh: ĐLP
TP - Ý tưởng không tồi khi gắn lực lượng chống tội phạm ngày nay với quá khứ oanh liệt của bậc cha chú biệt động Sài Gòn một thời, nhưng chuyển tải lên phim lại là chuyện khác.

> Khúc mắc sau vai nữ chính
> Những đứa con Biệt động Sài Gòn

Hai nhân vật chính Phượng Đê - Bảy Xoài trong một cảnh phim. Ảnh: ĐLP
Hai nhân vật chính Phượng Đê - Bảy Xoài trong một cảnh phim. Ảnh: ĐLP.
 

Những đứa con biệt động Sài Gòn dài 39 tập khởi chiếu trên VTV1 từ đầu tháng 9, nhận nhiều kỳ vọng từ khi bấm máy. Nhìn vào đội ngũ làm phim, khán giả có quyền hi vọng, do đạo diễn Long Vân- từng đình đám với phim điện ảnh Biệt động Sài Gòn- đảm trách phần chỉ đạo nghệ thuật. Khương Đức Thuận ngoài thủ một vai công an, kiêm đồng đạo diễn. Diễn viên cũng có một số người diễn tốt.

Minh Thư là cháu gái ni cô Huyền Trang mới du học ngành luật ở Mỹ về, cùng Giang Quân trinh sát vào vai cặp tình nhân giàu có tiếp cận mấy tụ điểm đen vũ trường, cờ bạc ăn chơi. Sếp trực tiếp của hai người là người yêu của ni cô Huyền Trang năm xưa. Trong khi Đắc Vy ở tổ hình sự là con Tư Chung-Ngọc Mai, được hứa hẹn gả cho Minh Thư.

Vin vào mối quan hệ khá lỏng này để phát triển tình huống, đạo diễn bỏ khá nhiều thời gian dẫn giải, giảm nhịp độ phim. Ngay đầu phim, các nhà làm phim không thuyết phục được khán giả: Minh Thư- Giang Quân diễn mấy màn ăn chơi ở vũ trường, xới gà không tự nhiên, thế mà vẫn qua mặt được đám xã hội đen tinh ranh.

Trên nhiều diễn đàn, khán giả theo dõi chung nhận xét: Phim khá hơn từ giữa trở đi. Bắt đầu từ tập 8, tiết tấu phim được đẩy nhanh hơn, bắt đầu bằng vụ công an đột nhập xới đá gà cá độ. 7 tập đầu vẫn dừng lại ở các màn giao đãi, giải thích dài dòng vốn có của phim truyền hình.

Biến cố lớn nhất là sự kiện Phượng Đê cho đệ tử xử Mộc già. Nên nếu chỉ xem tập đầu, khán giả hoàn toàn có lí do để quay lưng. Màn võ thuật đầu tiên do Phượng Đê ra oai kém tự nhiên, hành động xa rời thực tế. Hình ảnh Bảy Xoài hiện ra trên màn ảnh có vẻ lành quá, ánh mắt không toát lên vẻ cáo già như về sau.

Phần giữa trở đi sở dĩ hấp dẫn hơn, do cốt truyện bắt đầu tập trung vào các vụ án phá tụ điểm vũ trường Dịu Dàng của cha con Bảy Xoài, sau đến tiệm hớt tóc trá hình Phù Du của Phượng Đê. Ban đầu Phượng còn chịu dưới trướng Bảy Xoài, nên mới nhận lời xử Mộc già bằng ca a xít. Sau này mâu thuẫn ngày càng gay gắt, Bảy Xoài muốn gạt Phượng Đê để khẳng định thế độc tôn trong thế giới ngầm. Bản thân Phượng và tay chân phải đối đầu với Sứ trong cuộc phân chia lãnh địa.

Chỉ xét dưới góc độ tái hiện những vụ án trọng điểm một thời: Năm Cam, Dung Hà, Hải bánh, phim được đánh giá là sẽ thành công hơn khi không phải mang mác chiến công của những đứa con biệt động. Những phần khám nghiệm tử thi Phượng Đê, khám phá đường dây tội phạm do Bảy Xoài đứng đầu, đều sử dụng chất liệu thực của vụ án Dung Hà, Năm Cam.

Đoàn làm phim khá chăm chút chất lượng phim, thời gian hoàn thành 1 tập có khi lên đến 5-6 ngày, hơn hẳn các phim truyền hình thị trường thường thấy. Cảnh hành động công phu hơn nhờ nhiều võ sư có tiếng, nhưng đôi lúc không tránh được cảm giác dàn dựng quá tay.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.