Gây 'hỏa hoạn' để mong vào chung kết

Gây 'hỏa hoạn' để mong vào chung kết
TP - 2/3 tiết mục dùng lửa để gây chú ý trong đêm bán kết 2 của Tìm kiếm Tài năng Việt dường như đã gây... rắc rối khi “bà hỏa” có vẻ vượt tầm kiểm soát của thí sinh.

> Tài năng chỉnh âm thanh ở đâu?

Vũ Song Vũ và hình ảnh “Việt hóa” Việt Nam’s Got Talent. Ảnh: BTC cung cấp
Vũ Song Vũ và hình ảnh “Việt hóa” Việt Nam’s Got Talent. Ảnh: BTC cung cấp.
 

Như thường lệ, tiết mục được kỳ vọng nhất sẽ được để dành đến phút cuối chương trình. Và Vũ Song Vũ đã đem lại cho khán giả một sự ngạc nhiên và thở phào. Ngạc nhiên vì ngoài tiếng Anh, cậu bé hát được cả tiếng Việt, lại truyền tải được âm hưởng truyền thống với Bà tôi. Thở phào cũng chính vì điều đó, nhất là với khán giả nào trót bi quan sớm về tình trạng “mất gốc” của giới trẻ.

Vũ Song Vũ với lợi thế nhỏ tuổi và đã có chút tiếng tăm trên mạng (nhờ kênh YouTube), chắc sẽ thu hút lượng bình chọn đủ để vào chung kết. Ở đó, Vũ có thể có thêm một điểm cộng so với “đối thủ” lớn nhất của em ở thời điểm này: Võ Trọng Phúc- nghe đồn hát tiếng Việt không hay bằng tiếng Anh.

Mở đầu đêm bán kết 2, giám khảo Huy Tuấn tỏ vẻ tiếc nuối với sự ra đi của Trần My Anh. Những trục trặc kỹ thuật khách quan có thể đã gây bất lợi cho cô bé, nhưng một yếu tố quan trọng nữa: khán giả bình chọn đồ rằng chủ yếu là nữ giới. Và đương nhiên họ sẽ bỏ phiếu cho những anh chàng đẹp trai, hoặc ít ra cũng là những cậu bé dễ thương.

Tuy nhiên chưa biết chừng màn múa bụng của nữ vũ công xinh đẹp Bành Đức Hoài Yên lại đủ độ nóng bỏng khiến các nam khán giả phải động tay nhắn bình chọn?! Điểm cộng nữa cho Hoài Yên là cô nhảy trên nền nhạc được “thiết kế” riêng, ghi âm giọng hát của chính cô.

Thay vì thể hiện những vũ đạo mới lạ, Nguyễn Trường Giang và nhóm Tia Chớp tìm cách “chuyện hóa” phần trình diễn của mình. Nhưng nếu không nói ra thì khán giả cũng khó lòng biết một tiết mục lấy ý tưởng từ phim Transformer, tiết mục kia từ Ở nhà một mình.

Đi xa hơn, nhóm Tia Chớp còn châm lửa lên phục trang. Có tới 3 phần thi trong buổi sử dụng hiệu ứng lửa, trong đó 2 tiết mục “bà hỏa” bốc hơi mạnh. Được biết, bộ phận hậu đài phải dập lửa trên găng tay của các thành viên Tia Chớp khi phần thi của họ chấm dứt còn lửa thì không.

Một tờ báo miêu tả, nhóm tạp kỹ Bảo Cường thay vì dùng dầu lại dùng xăng để phun lửa, may không gặp nguy hiểm, nhưng khán phòng được một phen ngạt thở vì mùi xăng mãi không tan. Song theo đại diện BTC, nhóm Bảo Cường luôn dùng xăng để phun lửa, và các sự việc liên quan đến lửa trong buổi thi đều nằm trong vòng kiểm soát.

Không biết trong những buổi thi tiếp theo, để tạo ấn tượng mạnh, các thí sinh còn dùng tới những tuyệt chiêu gì nữa? Dù sao thì cố gắng của họ cũng rất dễ lâm vào thế “tuyệt vọng” vì yếu tố rùng rợn có thể mãn nhãn khán giả ngay lập tức nhưng đồng thời cũng dễ hình thành tâm lý “xem một lần cho biết”.

Hơn nữa, nếu khán giả “lỡ tay” đưa những tài năng can đảm này vào vòng trong, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải thực hiện những màn trình diễn có độ mạo hiểm cao hơn nữa. Và điều đó thật là... đáng ngại.

Khi cuộc thi đã vào tới vòng bán kết, sự quan tâm và kỳ vọng của khán giả càng tăng cao. Chính vì thế mà đã có một số ý kiến tỏ ra không đồng tình với cái mũ “tài năng” của chương trình.

Một số khán giả cho rằng mức độ như các thí sinh thể hiện chỉ nên gọi là năng khiếu. Điều này cũng có phần đúng, nhưng có lẽ chúng ta cũng nên quen với lối nói quá của các chương trình truyền hình thực tế. Như người giành vị trí Thần tượng Âm nhạc Việt Nam không có nghĩa là thần tượng của tất cả người Việt. Còn việc chương trình treo biển tìm kiếm tài năng nhưng không tìm được thì dường như cũng không phải lỗi của chương trình.

Đúng nghĩa Tìm kiếm Tài năng chỉ là chương trình truyền hình giải trí với đầu vào mở rộng, không phân biệt tuổi tác, chuyên hay không chuyên...Cuộc chơi này không nói lên điều gì về hiện trạng tài năng của người Việt.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.