Gần ba vạn lao động ngoại làm 'chui' ở Việt Nam

Các kỹ sư Trung Quốc làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) Ảnh: Phong Cầm
Các kỹ sư Trung Quốc làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) Ảnh: Phong Cầm
TP - Ngày 25-1, tại hội nghị việc làm và công bố báo cáo Xu hướng việc làm Việt Nam năm 2010, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, có gần 53% lao động nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam chưa được cấp phép.
Các kỹ sư Trung Quốc làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) Ảnh: Phong Cầm
Các kỹ sư Trung Quốc làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả
(Quảng Ninh). Ảnh: Phong Cầm.

Nhức nhối lao động chui

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, quan điểm của Việt Nam là không tiếp nhận lao động phổ thông mà chỉ khuyến khích lao động có trình độ kỹ thuật của nước ngoài vào Việt Nam làm việc.

Còn theo ông Nguyễn Đại Đồng - Cục trưởng Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), tính đến cuối năm 2010, số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ước tính khoảng 56.929 người. Trong đó, chỉ có 47,05% lao động là được cấp giấy phép lao động.

Theo ông Đồng, đây là những lao động đủ điều kiện được các doanh nghiệp, tổ chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép lao động. Như vậy, hiện vẫn còn gần 53% lao động nước ngoài (gần ba vạn người) đang làm việc... chui.

Trước tình trạng lao động phổ thông là người nước ngoài vào Việt Nam ngày một đông, ông Hoàng Bình - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng cho biết, giữa lúc xu hướng việc làm trong nước đang tiềm ẩn nhiều vấn đề, chúng ta lại bị một lực lượng lao động nước ngoài không có trình độ vào làm việc. Thực trạng này bắt nguồn từ việc pháp luật của chúng ta chưa kín kẽ.

Theo ông Bình, điều này sẽ dẫn đến số lao động nước ta không có việc làm ngày một tăng. Ông Bình cho biết, chỉ tính riêng dự án bô xít ở Lâm Đồng đã có khoảng 1.200 lao động nước ngoài vào làm việc; trong đó, ngoài lao động có trình độ kỹ thuật vẫn còn có khá nhiều lao động giản đơn.

Ông Bình cho rằng, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Xây dựng cần thống nhất, đưa ra quy định chặt chẽ về pháp luật quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Bởi, khi doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu, họ sẽ đưa lao động (cả lao động có kỹ thuật và lao động giản đơn) vào Việt Nam làm việc.

Quản lý lao động nước ngoài: Vẫn đang hoàn thiện

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc hoàn thiện về mặt pháp luật để quản lý lao động nước ngoài hiện vẫn đang làm và tới đây, Bộ sẽ báo cáo Quốc hội về Luật Lao động sửa đổi. Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã sửa đổi Nghị định 34 và trình Chính phủ để hoàn thiện các quy định về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo bà Ngân, trong thời kỳ hội nhập và mở cửa, Việt Nam đón nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ cao của các nước trên thế giới, việc dịch chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc và chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc là điều bình thường.

Trước đông đảo đại diện nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, quan điểm của Việt Nam là không tiếp nhận lao động phổ thông mà mở cửa tiếp nhận chuyên gia và lao động có kỹ thuật vào làm việc tại các công trình ở Việt Nam. “Tuy nhiên, chúng ta không cấm cửa vì hiện Việt Nam vẫn đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Vấn đề là khi lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc thì phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam”- bà Ngân nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương.