Đừng ép ăn khi ốm

Đừng ép ăn khi ốm
TP - Ăn là một trong các nhóm thuộc “tứ khoái” của loài người. Nhưng khi ốm, thì việc ăn trở nên đáng sợ, chỉ cần nghĩ đến phải ăn gì đó sẽ có cảm giác ốm thêm.

> Không nên ‘tẩm bổ’ quá nhiều khi bé bị ốm

Vì sao người ốm sợ ăn?

Có lẽ cả những người phàm ăn nhất thì khi ốm, việc ăn uống cũng là cực hình. Nguyên nhân là do cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa kém hoạt động làm mất cảm giác thèm ăn. Khi ốm, ít vận động hơn nên nhu cầu ăn uống cũng giảm đi. Đặc biệt tình trạng miệng lưỡi đắng ngắt khiến cho người bệnh không thấy vị ngon của thức ăn nên càng biếng ăn. Khi bị ép ăn, tinh thần của họ càng ức chế nên dễ nổi cáu hoặc sợ hãi, ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị. Việc bị ép nuốt thức ăn quá nhiều khi ốm cũng có thể thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa gây trướng bụng, tiêu chảy...

Ăn sao cho hấp thu

Đừng ép ăn khi ốm ảnh 1
 

Dinh dưỡng góp phần quan trọng vào quá trình khỏi và phục hồi của người bệnh. Do đó khi cho người ốm ăn, bạn nên:

Chia nhiều bữa nhỏ: Để tránh tình trạng nôn ói, không nên ép người ốm ăn quá nhiều mà nên ăn từng bữa nhỏ. Thông thường, họ cần 3 bữa chính thì nay có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ.

Chú trọng món ăn mềm: người ốm mất cảm giác ngon miệng và khó tiêu nên cần nấu thức ăn dưới dạng mềm nhuyễn để dễ tiêu hóa. Với bệnh thông thường (cảm sốt, mệt mỏi do lao động nhiều, ho…) thì thường có hiện tượng “ăn trả bữa” sau khi bình phục, cơ thể sẽ đòi hỏi khiến họ ăn nhiều hơn để bù lại năng lượng đã mất. Vì thế, một số chuyên gia khuyên bạn không nên ép người bệnh phải nhai, nuốt quá nhiều, hãy cho họ ăn đủ mức tiêu chuẩn tồn tại và không ép thêm. Điều quan trọng là hãy khiến họ thấy việc ăn thật nhẹ nhàng chứ không phải là áp lực.

Đừng kiêng ăn: Một số người Việt vẫn có quan niệm kiêng một số thức ăn khi ốm, nhưng điều đó thực sự không cần thiết. Đồng thời những món họ thích trước đây, có thể lúc này họ không thích. Bởi thế, khi nấu cho người ốm, bạn nên hỏi họ muốn ăn gì.

Bổ sung sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng:

Hầu hết mọi người sau khi bị ốm cơ thể suy nhược chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ vì luôn có cảm giác mệt mỏi, hụt hơi khi phải đi lại. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, không có cảm giác đói, chán ăn, sợ ăn. Đối với người bệnh khi ốm mệt cũng là lúc lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể hạn chế, cổ họng khô, miệng đắng nhai nuốt kém.

CaloSure là một gợi ý tốt giúp bạn chăm sóc người ốm bởi hành phần dinh dưỡng phù hợp với người Việt Nam, chỉ 2 ly CaloSure mỗi ngày là người bệnh được bổ sung năng lượng thiếu hụt. CaloSure là sản phẩm cân bằng giữa đạm, chất béo, bột đường, chất xơ và bổ sung các acid amin giúp người bệnh có chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Với người bệnh, “sức khỏe” đường ruột thường giảm sút nên có thể thiếu men lactase thứ phát dẫn đến tiêu chảy khi uống sữa bò. CaloSure đặc biệt phù hợp với những đối tượng không dung nạp được đường Lactose do đó không gây tiêu chảy. FOS được bổ sung trong calosure có lợi cho đường tiêu hóa, giúp hấp thu thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón. FOS có tác dụng điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích vi khuẩn có lợi, kìm hãm vi khuẩn có hại, hạn chế hấp thu cholesterol bảo vệ đường tiêu hóa.

CaloSure sử dụng chất béo thực vật nên không gây lắng đọng cholesterol thành mạch, phòng tránh các bệnh tim mạch và cao huyết áp, đồng thời chứa protein đậu nành nên sản phẩm có mùi thơm dễ chịu giúp người ốm dễ uống hơn. Sản phẩm phù hợp với: Người ốm yếu; Người cần tăng cân; Người cao tuổi, tiêu hóa kém, khó nhai nuốt; Người có nhu cầu năng lượng cao.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
CLB Bóng đá Hà Nội, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng Tiền Phong thăm viếng gia đình nạn nhân tử vong tại cầu Phong Châu, Phú Thọ
CLB Bóng đá Hà Nội, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng Tiền Phong thăm viếng gia đình nạn nhân tử vong tại cầu Phong Châu, Phú Thọ
TPO - Chiều 19/9, đoàn thiện nguyện báo Tiền Phong cùng Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, BLĐ CLB Bóng đá Hà Nội, các cầu thủ đã trao số tiền ủng hộ 55 triệu đồng, hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại tỉnh Phú Thọ. Đoàn cũng đã đến thăm, chia sẻ với gia đình có 2 nạn nhân tử vong trong vụ sập cầu Phong Châu vừa qua.