Đua mua sắm máy bay, tàu chiến

Đua mua sắm máy bay, tàu chiến
Indonesia mua tàu ngầm của Hàn Quốc và hệ thống radar bờ biển của Trung Quốc và Mỹ; Singapore – nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới – cũng đang làm giàu thêm kho vũ khí vốn đã phong phú của mình...
Tàu ngầm sẽ là ưu tiên mua sắm của các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian tới
Tàu ngầm sẽ là ưu tiên mua sắm của các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian tới.

Trước sức mạnh của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đang tăng chi phí cho kỹ thuật quân sự để bảo vệ các tuyến đường biển, hải cảng và các đường biên giới biển, những yếu tố có tầm quan trọng sống còn cho dòng chảy xuất khẩu và năng lượng.

Malaysia, Philippines, Brunei... đang cố gắng cân bằng trước đà gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc.

Ngay cả đối với những nước cách xa cuộc xung đột này, an ninh hàng hải vẫn là một trong những khuynh hướng chủ đạo, cụ thể là đối với Indonesia, Thái Lan và Singapore.

“Công cuộc phát triển kinh tế đang buộc họ phải chi thêm kinh phí cho quốc phòng để bảo vệ những khoản đầu tư, các tuyến hàng hải và các vùng đặc quyền kinh tế của mình”, - ông James Hardy, biên tập viên của tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhận định. “Xu hướng lớn nhất là giám sát và tuần tra khu vực biển và bờ biển”.

Do việc các hệ thống kinh tế của khu vực Đông Nam Á đã trải qua thời kỳ bùng nổ tăng vọt, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quốc phòng khu vực này đã tăng 42% trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2011.

Đứng đầu danh sách chi tiêu quân sự là tàu chiến, tàu tuần duyên, các hệ thống radar và máy bay chiến đấu, cũng như tàu ngầm và tên lửa chống hạm – những loại vũ khí đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ các tuyến đường hàng hải.

“Tàu ngầm là một loại vũ khí cực kỳ lợi hại”, - ông Tim Huxley, giám đốc Ban châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies), cho biết. “Chúng có thể gây ra những thiệt hại rất lớn mà không bị phát hiện và còn có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào trong khu vực”.

Trong nhiều thập kỷ, phần lớn các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á chi tiêu không nhiều để vũ trang cho mình ngoài một số loại vũ khí và xe tăng cỡ nhỏ. Hầu hết các mối đe dọa có nguyên nhân trong nước và ô dù che chở của Mỹ được cho là đủ để ngăn chặn bất kỳ sự xâm lược tiềm năng nào đến từ nước ngoài.

Với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc cùng với số lượng lớn những phương tiện sẵn có, danh sách hàng mua đang ngày càng trở nên tinh tế phức tạp hơn. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều nằm ở ven biển, do đó, các phương tiện quốc phòng để bảo vệ hải phận và không phận sẽ được chú trọng đặc biệt.

Theo VOR

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG