Đột phá y khoa: Chỉnh hình không cần phẫu thuật

Các vận động viên hay bị chấn thương tai giờ đây có thể yên tâm với phương phức chỉnh hình không cần phẫu thuật mới.
Các vận động viên hay bị chấn thương tai giờ đây có thể yên tâm với phương phức chỉnh hình không cần phẫu thuật mới.
TPO - Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một phương pháp “khắc” mô mới để tạo ra các mô hỗ trợ mang hình dạng của tai. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để chỉnh hình tai khuyết tật mà không cần phẫu thuật.    

Những môn thể thao thường xuyên phải va chạm mạnh luôn khiến cho đôi tai của các vận động viên bị biến dạng và phồng to, thường được gọi là ”tai súp lơ” do liên tục gặp phải các chấn thương lặp đi lặp lại.

Tuy nhiên, theo Daily Mail, giờ đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một phương pháp “khắc” mô mới để tạo ra các mô hỗ trợ mang hình dạng của tai. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để chỉnh hình tai khuyết tật.

Những gì xảy ra hoàn toàn giống như trong một tập phim hoạt hình “South Park”, kỹ thuật bioink đã được hoàn thiện trên chuột, để phát triển về mặt di truyền nhằm tạo ra đôi tai bất thường - và cuối cùng nó sẽ được sử dụng trên người để thay thế các bộ phận cơ thể bị biến dạng mà không cần phải phẫu thuật.

Giáo sư Maling Gou thuộc Đại học Tứ Xuyên, đồng tác giả của nghiên cứu, cho Daily Mail biết: “Kỹ thuật mới này có thể được điều chỉnh để sử dụng lâm sàng trên người, cho phép tiến hành nhiều loại phẫu thuật tái tạo xâm lấn tối thiểu hoặc không xâm lấn khác nhau”.

Kỹ thuật đột phá này lần đầu tiên được công bố trên tạp chí Science Advances. Nó bao gồm một thiết bị micromirror kỹ thuật số và bioink, được tạo ra từ các tế bào sụn và các hóa chất khác nhau. Nó được tiêm vào phía sau tai.

Giáo sư Gou cho biết: “Chỉ sau 20 giây, tai bắt đầu hình thành. Kỹ thuật này có thể cung cấp một lựa chọn không phẫu thuật cho những bệnh nhân gặp khiếm khuyết hoặc thương tổn ở tai, những người liên tục phải trải qua phẫu thuật cấy ghép với nguy cơ thương tổn cao. Đánh giá một cách rộng hơn, kỹ thuật in 3D này có thể mở ra con đường mới cho y học không xâm lấn để giải quyết các nhu cẩu khác nhau mà trên hết là nhu cầu tái tạo (lại các bộ phận cơ thể).

Theo The New York Post
MỚI - NÓNG