Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An thoát nghèo nhờ cây sắn

0:00 / 0:00
0:00
Từ việc phải chạy bữa quanh năm, nhiều bà con dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú,… ở một số huyện như Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương của Nghệ An đã có cuộc sống khấm khá hơn kể từ khi liên danh công ty cổ phần Á Châu Hoa Sơn - Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu AIG đến tỉnh này phát triển vùng nguyên liệu sắn.

Vừa thu hoạch sắn trên nương, chị Hà Thị Kim (30 tuổi) ở xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) vừa hồ hởi chỉ ra những nương sắn xanh mướt, dài tít tắp và kể rằng cách đây vài năm, nơi này chủ yếu trồng keo, cao su và ngô. Nhưng do không nắm được kĩ thuật, tự phát với quy mô nhỏ lẻ và do một số yếu tố chủ quan, khách quan nên các cây trồng trên không cho năng suất cao, khiến nhiều gia đình vẫn bữa đói, bữa no quanh năm. Không ít người trẻ vì thế mà nản lòng, rời bản làng, tha phương cầu thực.

Năm 2019, Công ty Cổ phần Á Châu Hoa sơn (tiền thân là Công ty TNHH Chế biến Nông sản Hoa Sơn - thành lập năm 2015) đã gia nhập vào Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu AIG và ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở rộng nhà máy chế biến sắn và quy hoạch huyện Anh Sơn thành vùng nguyên liệu sắn đã giúp cuộc sống của người dân nơi đây dần được cải thiện và khấm khá hơn.

Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An thoát nghèo nhờ cây sắn ảnh 1

Đồng bào người Thái, Mông và Khơ Mú ở Nghệ An thoát nghèo nhờ cây sắn sau khi liên danh Công ty Cổ phần Châu Á Hoa Sơn - Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu AIG đến đây phát triển vùng nguyên liệu sắn(Ảnh Minh họa)

“Kể từ khi về huyện Anh Sơn, liên danh công ty AHS - Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu AIG đã phối hợp với Ngân hàng chính sách của địa phương để ứng vốn không lãi suất cho bà con. Đồng thời, công ty còn đầu tư phân bón đầu vụ mà không lấy lãi suất cho các hộ trồng sắn và đến vụ thu hoạch mới lấy lại tiền phân bón. Đặc biệt, công ty luôn cam kết giá mua tốt nhất cho bà con nên chúng tôi rất yên tâm”, chị Kim chia sẻ.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Giang, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Á Châu Hoa Sơn, người chịu trách nhiệm phát triển vùng nguyên liệu sắn tại Nghệ An cho biết, tiền thân của nhà máy Á Châu Hoa Sơn là nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn thành lập năm 2015 với sản phẩm ban đầu chủ yếu là sản phẩm tinh bột và bã sấy

Từ năm 2018, nhờ việc công ty thay đổi cơ cấu vốn và liên kết với Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu AIG, đã góp phần mở rộng dự án ra sản xuất sau tinh bột là sản phẩm Glucose. Từ đó, đã giải quyết nhu cầu việc làm thường xuyên cho số lượng lớn công nhân trong nhà máy.

Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An thoát nghèo nhờ cây sắn ảnh 2

Nhà máy chế biến sắn Á Châu Hoa Sơn - Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu AIG tại huyện Anh Sơn (Nghệ An)

Cũng theo ông Giang, vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty Á Châu Hoa Sơn được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt gồm 4 huyện là Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương (giai đoạn 1) và Kỳ Sơn (giai đoạn sau). Theo đó, diện tích quy hoạch của 4 huyện theo tầm nhìn đến năm 2025 là 3.500ha. Riêng huyện Anh Sơn, nơi tọa lạc của nhà máy, trong 3 năm qua, diện tích trồng sắn đã tăng trưởng từ 30 – 35% và hiện tại, diện tích trồng sắn ở khu vực này là trên 1.700ha.

Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An thoát nghèo nhờ cây sắn ảnh 3

Nhà máy chế biến sắn Á Châu Hoa Sơn - Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu AIG tại huyện Anh Sơn (Nghệ An)

“Đồng bào ở vùng nguyên liệu sắn của Công ty Á Châu Hoa Sơn tại Nghệ An chủ yếu là người Thái, Mông và Khơ Mú. Bà con nơi đây có cuộc sống rất khó khăn và thiếu thốn đủ thứ.

Do đó, mục tiêu của công ty là luôn cố gắng gắn bó mật thiết với đồng bào và chính quyền địa phương; tạo điều kiện và hỗ trợ bà con nhiều nhất có thể để họ yên tâm trồng sắn, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung”, vị lãnh đạo của công ty Á Châu Hoa Sơn tâm đắc nói.

Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An thoát nghèo nhờ cây sắn ảnh 4

Một số sản phẩm từ sắn của công ty Á Châu Hoa Sơn

Bên cạnh đó, Á Châu Hoa Sơn còn đang nỗ lực trong việc phát triển mạnh các vùng nguyên liệu organic để tiến tới xuất khẩu các sản phẩm từ sắn sang thị trường các nước Châu Âu. Bởi lẽ, sắn và sản phẩm sắn hiện là một trong các sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ 3 thế giới về sản lượng chỉ sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau Thái Lan.

Để làm được những điều vừa kể trên, Á Châu Hoa Sơn đang đẩy mạnh việc phát triển mô hình nhà máy xanh, sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Minh chứng là việc nhà máy của đơn vị đã được đầu tư khu vực xử lý nước thải hơn 70 tỷ đồng nên nguồn nước đã qua xử lý tại nhà máy luôn đạt chỉ số an toàn.

Cụ thể dây chuyền xử lý môi trường liên hoàn này bao gồm hệ thống máy móc khép kín, tự động gồm 3 bể biogas rộng 3 ha, 2 hồ trung hòa, 2 hồ hiếu khí, 3 hồ lắng lọc hóa lý, 5 bể kỹ thuật xử lý, 1 hồ sinh thái sau xử lý, hệ thống cấp nước nguồn hiện đại. Tất cả được đầu tư đồng bộ nên đã giúp xử lý nước thải đạt quy chuẩn A. Nhờ hệ thống khép kín này, hầu hết nước thải sẽ được tái sản xuất cho nhà máy, một phần còn lại phục vụ tưới cho cây trồng nông nghiệp trong vùng nguyên liệu.

Hiện nay nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn tạo việc làm cho trên 200 lao động địa phương, mức lương ổn định từ 8 - 9 triệu đồng/người/tháng. Nhà máy nộp ngân sách cho địa phương hàng tỷ đồng mỗi năm. Công ty cũng đặc biệt quan tâm vùng nguyên liệu, có các chính sách thu mua thuận lợi cho người nông dân.

MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.