Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau như dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá, thuốc lào...
Nhiễm khuẩn hô hấp trên được điều trị kịp thời sẽ không lan xuống đường hô hấp dưới. Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới ảnh hưởng đến thông khí vào phổi, với trẻ nhỏ đường thở nhỏ nên nguy cơ làm tắc đường thở nhanh hơn. Ở trẻ em bệnh dẫn đến cấp tính và nguy hiểm, cùng đứa trẻ bị bệnh cơ địa khác nhau tiến triển khác nhau. Biến chứng đường hô hấp dưới đối với trẻ em là đáng sợ nhất, nếu không giữ gìn có thể dẫn đến tử vong. Hầu như 10 đứa trẻ đi khám thì 6-7 đứa trẻ nhiễm bệnh đường hô hấp, ít thì hắt hơi sổ mũi, nhiều thì khò khè, khó thở. Đặc biệt trẻ càng bé thì bệnh càng nhiều. Càng nhỏ tuổi, tiên lượng lại càng xấu. Ở trẻ em người ta tính 1 năm có 6-7 đợt viêm đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mũi trong. Ước tính 40% trẻ vào bệnh viện là mắc bệnh đường hô hấp. Bệnh cấp tính nhưng chậm điều trị một vài ngày sẽ càng nặng.
Ở người lớn, một trong những nguy cơ nếu bị nhiễm trùng hô hấp trên sẽ chuyển từ viêm cấp rồi đến mãn tính, sinh ra thêm một số biến chứng khác, nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Người cơ địa bình thường không có bệnh gì khác như ung thư tiểu đường thông thường diễn biến không nguy hiểm lắm. Còn có cơ địa sức đề kháng kém, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư, tiểu đường thì nguy cơ diễn biến nặng lên hoặc nhiễm trùng lan rộng nhu mô phổi, nặng hơn nữa là áp xe phổi.
GS.TS Ngô Quý Châu khuyến cáo: Nên để điều hoà mức vừa phải không nên để luồng không khí lạnh trực diện vào mặt. Đặc biệt, cần có thói quen vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đeo khẩu trang, hạn chế tập trung chỗ đông người, vệ sinh mũi họng hàng ngày.