Doanh nghiệp tìm thấy nội lực tăng trưởng qua chiến lược quản lý rác thải nhựa

0:00 / 0:00
0:00
Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn là bài toán cần sự tham gia của toàn xã hội. Trong đó, sự chung tay từ phía các doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu cho lời giải hoàn thiện nhất. Nỗ lực này, ở chiều ngược lại, cũng tạo ra cho doanh nghiệp nội lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng trên nhiều phương diện của hoạt động kinh doanh.

Với những kết quả ấn tượng đạt được qua chiến lược quản lý rác thải nhựa, Unilever đang trở thành một ví dụ điển hình về vai trò không thể thay thế của khối doanh nghiệp cho mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Chiến lược trên đã được doanh nghiệp này tiên phong triển khai xoay quanh các trụ cột gồm: phân loại, thu gom, tái chế rác thải nhựa, và phát triển bao bì có khả năng tái chế cũng như cắt giảm sử dụng nhựa nguyên sinh, tăng cường nhựa tái chế PCR.

Yếu tố mới thúc đẩy nội lực tăng trưởng

Chiến lược quản lý rác thải nhựa tại Unilever, qua thời gian, càng cho thấy những tác động toàn diện lên nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh từ phát triển công nghệ, sản phẩm đến thu hút khách hàng và nhân tài cho doanh nghiệp.

Việc đưa nhựa PCR vào sản xuất bao bì, trước hết, đã đặt ra cho Unilever nhiều thách thức về mặt kỹ thuật để khôi phục chất lượng màu sắc, hình dáng nhựa… sao cho phù hợp với yêu cầu thiết kế cũng như yêu cầu về các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn mới cho bao bì nhựa PCR.

Đối diện với thách thức, doanh nghiệp đã từng bước nghiên cứu giải pháp mới và kết quả là hàng loạt mẫu bao bì sử dụng nhựa PCR đã được ứng dụng thành công trên nhiều sản phẩm của Unilever như Dove, Lifebuoy, Sunsilk, Comfort… Đặc biệt, Sunlight, Lux và Love Beauty & Planet đã trở thành những nhãn hàng có bao bì được làm từ 100% nhựa tái sinh.

Doanh nghiệp tìm thấy nội lực tăng trưởng qua chiến lược quản lý rác thải nhựa ảnh 1

Bao bì Sunlight được sản xuất từ nhựa PCR 100% (Ảnh: Unilever).

Ở góc độ phát triển sản phẩm, chiến lược này đã trở thành động lực thôi thúc phát triển, đổi mới và ứng dụng công nghệ để cải tiến bao bì theo hướng gia tăng khả năng tái chế. Chính sự đẩy nhanh tiến trình tái thiết kế và cải tiến danh mục sản phẩm đã giúp doanh nghiệp sở hữu được năng lực cạnh tranh ngày càng cao hơn. Ví dụ, viên giặt OMO được ứng dụng công nghệ nén và cô đặc, giúp giảm lượng nhựa sản xuất bao bì nhưng vẫn đảm bảo khả năng giặt sạch sâu, lưu hương lâu và bảo vệ quần áo một cách tối ưu với công nghệ Carezyme. Đồng thời giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và chi phí điện nước cho giặt giũ nhờ công thức giặt sạch sâu và tạo bọt ít.

Bên cạnh đó, đưa doanh nghiệp thành công đón đầu xu thế tiêu dùng cũng là một tác động nổi bật từ chiến lược quản lý rác thải nhựa. Nghiên cứu “Balancing Sustainability and Profitability” của IBM IBV đã cho thấy 49% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm trung bình 59% cho các sản phẩm mang nhãn hiệu bền vững hoặc có trách nhiệm xã hội. Đồng thời, 77% người tham gia khảo sát mong muốn những lựa chọn bền vững hơn tại nhà.

Có thể thấy, nỗ lực quản lý nhựa bền vững giờ đây đã trở thành “điểm cộng” đưa Unilever hòa nhịp đồng điệu cùng xu hướng tiêu dùng. Các nhãn hàng thực hiện những hoạt động phát triển bền vững nói chung và quản lý nhựa nói riêng đều có tỷ lệ tăng trưởng kinh doanh tốt hơn những nhãn hàng không thực hiện.

Nghiên cứu từ IBM IBV cũng chỉ ra rằng có đến 2/3 số người tham gia khảo sát mong muốn được làm việc cho các tổ chức có tính bền vững. Cùng với chính sách nhân lực và môi trường công việc hấp dẫn, tầm nhìn bền vững và trách nhiệm xã hội cũng là các yếu tố giúp Unilever thu hút nhân lực tiềm năng.

Doanh nghiệp tìm thấy nội lực tăng trưởng qua chiến lược quản lý rác thải nhựa ảnh 2

Văn phòng Unilever Việt Nam (Ảnh: Unilever).

Huy động nguồn lực cùng xây tương lai chung bền vững

Trải qua nhiều năm, chiến lược quản lý rác thải nhựa vẫn được Unilever tiên phong triển khai với nhiều sáng kiến hữu ích. Mới đây, Unilever đã cùng UBND Quận 7, TP. HCM ký kết triển khai Chương trình hợp tác “Phân loại, thu gom và tái chế rác thải nhựa theo mô hình Kinh tế Tuần hoàn” hướng tới mục tiêu tăng cường công tác quản lý và xử lý chất thải nhựa hiệu quả.

Doanh nghiệp tìm thấy nội lực tăng trưởng qua chiến lược quản lý rác thải nhựa ảnh 3

Đại diện Unilever Việt Nam và UBND Quận 7 ký kết bản ghi nhớ chương trình hợp tác “Phân loại, thu gom và tái chế rác thải nhựa theo mô hình Kinh tế tuần hoàn” (Ảnh: Unilever).

Hợp tác này không chỉ kêu gọi sự tham gia của người dân, cộng đồng địa phương, các cơ quan ban ngành, các tổ chức phi chính phủ... trong thực hiện và thúc đẩy việc phân loại rác nhựa tại nguồn; mà còn có sự phối hợp của các đơn vị thu gom, đội ngũ lao động ve chai tự do, các nhà tái chế, nhà sản xuất, và nhà phân phối để tạo nên một vòng tuần hoàn nhựa hoàn chỉnh và bền vững.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ - EPA, ngoại trừ nhựa PET thì trung bình quá trình sản xuất 1 tấn nhựa từ vật liệu nguyên sinh sẽ hình thành khoảng 5 tấn CO2 thải ra môi trường. Vì vậy, kết hợp giữa thu gom, tái chế và cắt giảm vật liệu nhựa nguyên sinh, Unilever không những trực tiếp góp phần giải quyết ô nhiễm nhựa mà còn giúp giảm phát thải CO2 - tác nhân hàng đầu gây biến đổi khí hậu.

Trước đó, Unilever đã thu gom và xử lý 20.000 tấn rác thải nhựa thông qua những chương trình hợp tác cùng các đối tác. Với quyết tâm từ trong việc thực hiện và huy động sự hợp tác từ nhiều bên liên quan trong giải quyết các vấn đề về nhựa, chiến lược của Unilever chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra đóng góp quan trọng giúp khơi thông nguồn lực xã hội cùng tiến đến sự phát triển bền vững.

MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.