Doanh nghiệp các tỷ phú đã có thể cạnh tranh quốc tế

Doanh nghiệp các tỷ phú đã có thể cạnh tranh quốc tế
Hiện nay đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là của các tỷ phú như ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long … hoàn toàn có thể cạnh tranh trên bình diện khu vực và quốc tế. Doanh nghiệp của các tỷ phú đã trưởng thành đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối trọng đáng kể bên cạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ.

Ông Brian G. Mtonya, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã chia sẻ như vậy sau khi Tạp chí danh tiếng Forbes (Mỹ) vinh danh 4 tỷ phú Việt Nam.

Tín hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam

- Là chuyên gia kinh tế cao cấp phụ trách về Việt Nam, ông nhìn nhận về sự vươn lên của khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp của 4 tỷ phú vừa được vinh danh ra sao?

Điều này cho thấy tầm quan trọng về vị thế của nền kinh tế Việt Nam khi một loạt doanh nghiệp tư nhân trong nước vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối trọng đáng kể bên cạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, v.v. Sự trưởng thành của doanh nghiệp tư nhân trong nước, của những doanh nghiệp tiên phong như Vingroup, Vietjet Air đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững bên cạnh những giá trị tạo công ăn việc làm, v.v.

- Một số doanh nghiệp do các tỷ phú sở hữu lại đang hoạt động đa ngành trên nhiều lĩnh vực, như Vingroup có nhiều thương hiệu như VinHomes, VinFast, VinMart, etc. Điều này liệu có bị phân tán nguồn lực?

Đây là phương thức tốt, vì hiện nay đã xuất hiện một số công ty Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh trên bình diện khu vực và quốc tế. Vì vậy, việc có những tập đoàn đa ngành tư nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực có năng lực cạnh tranh trên bình diện khu vực là những tín hiệu rất tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, thậm chí họ có thể đầu tư sang một số nước khu vực như Thái Lan, Malaysia…

Đã đến lúc không phải là việc các công ty nước ngoài mang dòng vốn đầu tư vào Việt Nam mà các công ty trong nước đã có thể tự chủ và thậm chí mang vốn Việt Nam ra đầu tư bên ngoài. Tôi có thể khẳng định rằng hoạt động đa ngành của các tập đoàn tư nhân hiện nay là rất tích cực cho Việt Nam.

- Trong 4 tỷ phú Việt Nam thì 2 hoạt động đa ngành, 2 tập trung 1 lĩnh vực. Theo ông, xu thế phát triển là đơn hay đa ngành? Ông đánh giá về tài lực và năng lực quản trị của các tỷ phú này? 

Phần lớn công ty hiện nay vẫn là tập trung vào một ngành nghề lĩnh vực chuyên môn hoá cao. Tuy nhiên, đơn ngành hay đa ngành phụ thuộc vào mô hình doanh nghiệp muốn áp dụng, theo đó là phương thức quản trị tương ứng. Ở đây, quan trọng là mục tiêu của doanh nghiệp là gì.

Về tài lực và quản trị, tôi nghĩ là khá tốt. Ví dụ như Vinfast hợp tác với các công ty và cá nhân nước ngoài để tìm ra giải pháp hữu ích có được những mẫu xe thiết kế thích hợp. Qua quá trình hợp tác gắn kết giữa nhân tố trong và ngoài nước, họ hoàn toàn có thể học hỏi những công nghệ thiết kế và từng bước làm chủ tri thức, công nghệ được chuyển giao.

Bên cạnh đó, quá trình liên kết này còn giúp cho công ty định vị và chuẩn hoá năng lực cạnh tranh sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng và học hỏi được nhu cầu thị trường quốc tế.

Góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

- Ví dụ như Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, hoạt động đa ngành, gần đây lại mở trường đại học tư thục, phi lợi nhuận VinUni. Ông nghĩ sao về kế hoạch này?

Tôi hiểu rằng đây là chiến lược của một tập đoàn lớn Vingroup. Khi họ cần lượng lao động chất lượng cao, theo tiêu chí tập đoàn và họ cần xây dựng hệ thống sinh thái nền tảng đào tạo rồi lại cung cấp những người tốt nghiệp có kỹ năng nâng cao năng suất cho tập đoàn này.

Trường đại học của Vingroup ngoài cung cấp nhân lực cho tập đoàn thì học viên tốt nghiệp có thể làm việc và cống hiến cho các công ty vừa và nhỏ nào đó hoặc họ có thể tự khởi nghiệp mở công ty. Cá nhân tôi thích những công ty có chiến lược phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với những sản phẩm khác nhau như Vingroup, Hòa Phát…

- Những thương hiệu như Vingroup, VietJet, Hòa Phát, Trường Hải đã có thương hiệu khoảng 10 năm. Theo ông, vị thế các thương hiệu này liệu có vững chắc?

Uy tín làm nên thương hiệu tốt. Các doanh nghiệp đã làm khá tốt và người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm phí gia tăng để sử dụng thương hiệu này. Vì họ được yên tâm khi tiêu dùng một giá trị thương hiệu tốt, đảm bảo và đã được thời gian kiểm định.

- Theo ông, Chính phủ cần hỗ trợ gì để Việt Nam nhiều thương hiệu mạnh và doanh nghiệp phát triển bền vững?

Một môi trường thể chế và cạnh tranh minh bạch tốt do Chính phủ tạo ra thì doanh nghiệp tư nhân mới có thể lớn mạnh bằng nội lực, cạnh tranh được thị trường trong nước và vươn ra thị trường khu vực, quốc tế.

Xây dựng thương hiệu là vấn đề hết sức quan trọng, và hiển nhiên quốc gia cũng cần phải xây dựng thương hiệu cho chính mình dựa trên những sản phẩm cốt lõi, điển hình. Để có năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần định vị được sự khác biệt của chính mình trên thương trường quốc tế. Ví dụ như nói đến Đức là nhắc đến ô tô, nói đến Ý là nhắc đến thời trang, quần áo.

- Xin cảm ơn ông!

Nhiều tỷ phú Việt Nam được ghi nhận trên thế giới là điều rất tốt, là sự vinh danh và là phần thưởng uy tín cho những tư duy kinh doanh thành công, những hành động hiệu quả để đạt được mục tiêu của những doanh nhân này. Bởi họ vẫn đang phải vất vả dẫn dắt những doanh nghiệp phát triển tốt cho nền kinh tế. Như một lẽ lôgic, các tỷ phú và những doanh nghiệp của họ sẽ đóng nhiều thuế cho ngân sách, đóng góp cho xã hội.

(Ông Marcel Reymond, Chuyên gia Kinh tế, Trưởng Bộ phận Quan hệ Hợp tác - Đại sứ quán Thuỵ Sĩ tại Việt Nam).

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Lý do Thanh Thủy mặc áo dài khi trở về Việt Nam
Lý do Thanh Thủy mặc áo dài khi trở về Việt Nam
TPO - Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước nhà với tà áo dài đầy thướt tha. Hoa hậu chọn cho mình mẫu áo dài hồng nhạt đồng nhất với màu ngọc trai trên vương miện. Đây cũng là dịp để Hoa hậu Quốc tế 2024 quảng bá vẻ đẹp của người con gái Việt trong tà áo dài với khán giả trong nước và quốc tế.