Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn

TPO - Ngày 1/11, nhân chuyến công tác tại Bến Tre, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam cùng Đoàn công tác của T.Ư Đoàn đến viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành.
Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 1

Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam cùng Đoàn công tác của T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành. Ảnh: Hòa Hội

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 2
Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 3

Đoàn viên thanh niên viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn. Ảnh: Hòa Hội

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 4

Anh Nguyễn Minh Triết tham quan nhà trưng bày tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn tại Bến Tre. Ảnh: Hòa Hội

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 5

Anh Nguyễn Minh Triết thăm hỏi, động viên người thân của Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn.

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 6

Đoàn công tác T.Ư Đoàn tham quan khuôn viên Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn.

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 7

Đoàn viên thanh niên xem ảnh tư liệu về Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn. Ảnh: Hòa Hội

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 8

Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn lúc còn nhỏ. - Ảnh tư liệu

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 9

Ảnh tư liệu về Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn.

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 10

Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn được xây trong khuôn viên gia đình anh Trần Văn Ơn, tại ấp 4, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Đoàn công tác T.Ư Đoàn viếng Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn ảnh 11

Nhà tưởng niệm được khởi công xây dựng tháng 5/2015 với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng do T.Ư Đoàn tài trợ. Công trình bao gồm nhà thờ; nhà trưng bày hình ảnh, tư liệu về anh Trần Văn Ơn; nhà dừng chân dành cho khách tham quan, sân để tổ chức các hoạt động sinh hoạt truyền thống. Tổng diện tích nhà tưởng niệm rộng 2,8ha. Ảnh: Hòa Hội

Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn sinh ngày 29/5/1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa, một công chức bậc thấp; mẹ là bà Huỳnh Thị Tữu. Hầu hết anh chị của anh Ơn đều tham gia phong trào cách mạng, trong đó có chị là Trần Thị Lễ, liệt sĩ đã mất năm 1948.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm 1940, sau khi học xong tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, Trần Văn Ơn được lên Sài Gòn theo học năm thứ nhất bậc cao tiểu học tại trường Pétrus Ký. Từ năm 1947, anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh, sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký.

Trước ngày kỉ niệm 9 năm khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11, chính quyền Pháp đã bắt cóc một số học sinh của trường Pétrus Ký. Sau sự kiện này đã nổ ra cuộc bãi khóa của học sinh 10 trường ở Sài Gòn vào ngày 23/11/1949. Lúc này, Trần Văn Ơn đang chuẩn bị thi tú tài nhưng vẫn tích cực tham gia cuộc bãi khóa, đứng đầu nhóm học sinh của trường Pétrus Ký đi biểu tình.

Ngày 9/1/1950, ở Sài Gòn nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6.000 học sinh, sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thủ tướng Trần Văn Hữu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. Một cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Trần Văn Ơn đã dũng cảm đương đầu với dùi cui, che chở cho học sinh nhỏ tuổi và các nữ sinh thoát ra ngoài. Trước nguy cơ bị bắt, anh đã đạp đổ hàng rào sắt, hướng dẫn cho các bạn rút lui. Bọn địch nổ súng, anh bị trọng thương. Trước cơn thập tử nhất sinh, anh còn nói: “Anh em kết chặt hàng ngũ, cố gắng lên,...”. Ngay sau đó, anh được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy và trút hơi thở cuối cùng lúc 16h cùng ngày. Trần Văn Ơn đã anh dũng hy sinh khi chưa đầy 19 tuổi.

Ngày 12/1/1950, hàng vạn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn và đây trở thành cuộc biểu dương sức mạnh, lòng căm thù của nhân dân Sài Gòn - Gia Định đối với giặc Pháp. Ngày 23/3/2000, Trần Văn Ơn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 đã lấy ngày 9/1 làm ngày truyền thống hằng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt. Để tưởng nhớ công ơn, đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh Bến Tre đã đóng góp xây dựng tượng đài Anh Trần Văn Ơn tại phường 2, thành phố Bến Tre và khu tưởng niệm tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành.

Tin liên quan