Điều trị bệnh bằng kháng sinh: Đụng đâu... 'phết' đó

Sử dụng kháng sinh tràn lan đang gây hại cho nhiều trẻ nhỏ, gây ra tình trạng kháng kháng sinh khá nguy hiểm. Ảnh: Lê Nguyễn
Sử dụng kháng sinh tràn lan đang gây hại cho nhiều trẻ nhỏ, gây ra tình trạng kháng kháng sinh khá nguy hiểm. Ảnh: Lê Nguyễn
TP - Bất chấp khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nguy cơ xuất hiện các loại vi khuẩn "siêu" kháng thuốc do lạm dụng kháng sinh, nhiều bác sĩ ở phòng mạch tư và bệnh viện vẫn thẳng tay kê đơn tràn lan.
Sử dụng kháng sinh tràn lan đang gây hại cho nhiều trẻ nhỏ, gây ra tình trạng kháng kháng sinh khá nguy hiểm. Ảnh: Lê Nguyễn
Sử dụng kháng sinh tràn lan đang gây hại cho nhiều trẻ nhỏ,
gây ra tình trạng kháng kháng sinh khá nguy hiểm. Ảnh: Lê Nguyễn.

Trẻ hắt hơi, sổ mũi... dùng tuốt

Thấy con 12 tháng tuổi bị hắt hơi, sổ mũi, chiều 19-12, chị Hường ở quận 7 đưa con đến phòng khám nhi của bác sĩ Khoa làm ở BV Nhi đồng 2 thăm khám. Tại đây bác sĩ Khoa nói con chị bị viêm phế quản do virus gây ra và kê 4 loại thuốc về uống trong đó có kháng sinh colergis. Tuy nhiên, sau khi đọc hướng dẫn sử dụng chị Hường tá hỏa vì kháng sinh trên dành cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Một bác sĩ chuyên khoa hô hấp ở BV Nhi đồng 1 cho biết, với biểu hiện hắt hơi, sổ mũi do virus gây ra thì trong vòng một tuần trẻ sẽ tự lành mà không cần dùng kháng sinh điều trị.

Lo lắng khi thấy con bị cảm lạnh, anh Quang Minh đưa cháu Anh Huy, 2 tuổi đến phòng khám nhi trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7 của một bác sĩ làm ở BV quận 7. Bác sĩ này cho biết, cháu bị sổ mũi, cảm lạnh do thời tiết chuyển mùa. Ngoài chai thuốc xi rô, bác sĩ này còn kê thêm một loại kháng sinh. Mẹ của bệnh nhi thắc mắc "uống kháng sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe không?", bác sĩ này cho rằng, có kháng sinh mới "đánh" nhanh virus gây bệnh được!?.

Một tuần sau khi uống kháng sinh, cháu Anh Huy lại bị cảm cúm được đưa đến phòng mạch tư của một bác sĩ làm ở BV Nhi đồng 1, sau thăm khám, vị bác sĩ này lại kê một loại kháng sinh khác mạnh hơn, thay vì các loại kháng trùng hay tư vấn chế độ dinh dưỡng.

Tình trạng lạm dụng kháng sinh đến nỗi con của chị Phương mới 3 tháng tuổi được bệnh viện chẩn đoán nhiễm trùng được "vô" kháng sinh liên tục. Chị Phương cho biết, sau một tuần thăm khám tại một phòng khám đa khoa tư nhân ở quận Bình Thạnh bác sĩ nơi đây liên tục cho tiêm kháng sinh Claforan, liều dùng 1/2 lọ chia 2 lần.

Chưa hết, theo chị Phương, đến ngày thứ 2 thăm khám, một bác sĩ khác sau khi khám xong đã kê toa thêm 2 loại kháng sinh khác là Rocephine và Amikacin. "Thấy con tôi bị tiêm kháng sinh liên tục, tôi về xem lại công dụng các loại kháng sinh và thực sự bị choáng khi biết kháng sinh Amikacin - điều trị nhiễm trùng nặng, gây độc cho thận và ảnh hưởng đến thính giác, tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch nhưng bác sỹ lại tiêm tĩnh mạch"- chị Phương nói.

Ai cũng có thể mua thuốc kháng sinh tại của hàng thuốc. Ảnh chụp tại TP HCM Ảnh: L.N
Ai cũng có thể mua thuốc kháng sinh tại của hàng thuốc.
Ảnh chụp tại TP HCM. Ảnh: L.N.

Người lớn càng bị kê mạnh tay

Cầm trên tay toa thuốc được bác sĩ ở phòng khám đa khoa Đắc Phúc, quận 7 kê cho, bà Nguyễn Thị Chi 43 tuổi cứ thế mua thuốc uống mà không biết 6 loại thuốc được kê, có 2 loại có cùng công dụng. Bị cảm lạnh kèm theo sốt, bà Chi đến khám ở đây và được kê đơn gồm có kháng sinh Di-antalvic, Efferalgan 500mg, thêm nhiều loại thuốc bổ vitamin C, B6.

Tuy nhiên, theo dược sĩ Đông Phương, Efferalgan 500mg và Di-antalvic đều là thuốc giảm đau, hạ sốt có cùng hoạt chất là Paracetamol. Đã thế theo quy định mỗi đơn thuốc chỉ kê từ 5 loại thuốc trở xuống, nhưng trong lần khám cho bà Chi bác sĩ ở phòng khám này đã thẳng tay kê tới 6 loại. Một tuần sau uống không hết bệnh, bà Chi cầm toa thuốc này ra nhà thuốc mua và cũng được bán các loại thuốc tương tự.

Trong khi đó, ngán cảnh đợi chờ ở bệnh viện, ngày 19-12, ông Nguyễn Hoàng Hà ở Bình Dương đến một phòng mạch của một bác sĩ ở BV Gia Định TPHCM thăm khám, và được "ban" cho một toa thuốc với 7 loại thuốc, trong đó có 3 loại kháng sinh có tác dụng như nhau. Uống được một ngày thuốc, con ông Hà học trung cấp về dược phát hiện bác sĩ trên kê luôn loại thuốc Efferalgan 500mg cùng hai loại khác là amoxycilin và augmentin có cùng công dụng. Sau khi tái khám, ông Hà thắc mắc thì được bác sĩ này cho biết kê mạnh để mau lành bệnh.

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, sau khi tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc tại một số bệnh viện tuyến Trung ương, cho thấy có 41% bệnh án sử dụng kháng sinh kết hợp, chủ yếu là kết hợp hai kháng sinh. Có tới 7,7% bệnh án chỉ định kết hợp ba kháng sinh trở lên.

Trong khi theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, ngay ở mức chỉ định từ 6 đến 10 thuốc/bệnh án thì tỷ lệ xuất hiện phản ứng có hại của thuốc đã là 7,4% và nằm trong mức báo động về sử dụng thuốc. Vậy nhưng tình trạng sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra.

Quá liều!

Một nghiên cứu thực hiện tại 52 bệnh viện tỉnh và đa khoa vừa được công bố mới đây cho thấy, 43% chi phí dành cho thuốc kháng sinh. Trong khi đó bệnh viện công chiếm tới 31%, bệnh viện tư 24%, nhà thuốc 30%...các loại kháng sinh sử dụng cho trẻ em.

"Để tránh nạn sử dụng thuốc tràn lan, bất hợp lý nên tăng cường công tác dược lâm sàng bệnh viện, đồng thời thường xuyên bình bệnh án và bình đơn thuốc tại các khoa" - PGS - TS Trương Văn Tuấn nói.

Qua một nghiên cứu được thực hiện ở 6 bệnh viện ở khu vực phía Bắc cho thấy, với 133 chủng vi khuẩn được phân lập đã phát hiện ra vi khuẩn kháng thuốc nhóm carbapenem, với tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc nhóm này từ 1,2% đến 2% chủng vi khuẩn gây bệnh đường ruột kháng thuốc. Nguyên nhân được cho là lạm dụng kháng sinh bừa bãi, tràn lan.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, PGS-TS Trương Văn Tuấn- Chủ tịch Hội Dược sĩ Bệnh viện TPHCM cho biết, việc sử dụng kháng sinh tràn lan ở trẻ em là điều rất cấm kỵ và phải thận trọng bởi sức đề kháng của trẻ yếu hơn người lớn. Một khi cho trẻ dùng kháng sinh mạnh nếu về sau trẻ gặp bệnh nặng, khó có một kháng sinh khác đáp ứng.

Theo TS Tuấn ở nước ngoài, ngay cả khi trẻ bị nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ rất cẩn trọng bởi sau này trẻ bị lờn thuốc vị bác sĩ điều trị ấy phải chịu trách nhiệm. "Trong khi ở Việt Nam vi khuẩn phát triển nhanh nhưng việc tầm soát kháng sinh, làm các kháng sinh đồ vẫn chưa được kiểm soát khiến nguy cơ kháng thuốc rất dễ xảy ra"- TS cho biết.

Trong khi đó, theo các bác sĩ, các bệnh do siêu vi trùng gây nên ở dạng nhẹ, nói chung, không cần phải chữa bằng kháng sinh. Và, tuyệt đối không được dùng kháng sinh để hạ sốt. Nếu bệnh do virus gây nên, uống kháng sinh không có tác dụng bởi cho đến nay, virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn và trong các trường hợp chống nhiễm trùng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.