Di sản văn hoá chung sống với biến đổi khí hậu

Vẫn thu hút du khách khi nước chưa rút hết
Vẫn thu hút du khách khi nước chưa rút hết
TPO- Lần đầu tiên tại Việt Nam, một hội thảo quốc tế bàn về về tác động của biến đổi khí hậu đến di sản văn hoá (DSVH) ở lưu vực Mekong và sông Hằng.
Vẫn thu hút du khách khi nước chưa rút hết
Vẫn thu hút du khách khi nước chưa rút hết.

Các chuyên gia quản lý di sản nhóm họp tại cố đô Huế để chia xẻ kinh nghiệm, đề xuất phương hướng hoạt động của bảo tàng nhằm bảo tồn di sản trước thách thức của biến đổi khí hậu.

Mekong và sông Hằng là hai con sông lớn kết nối 9 quốc gia. Nguồn nước và lượng phù sa màu mỡ của hai con sông này tạo nên những vựa lúa hàng đầu châu Á và nguồn lợi thuỷ sản trữ lượng lớn, cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm không chỉ cho cư dân trong khu vực mà còn xuất khẩu đến nhiều vùng khác trên thế giới.

Lưu vực Mekong và sông Hằng hứng chịu nhiều tác động của lũ lụt hàng năm, cũng là nơi phải hứng chịu tác động của biến đổi khí hậu vào loại sớm nhất.

Cụ thể là tình trạng nước biển dâng khiến nhiều vùng đất thấp ven biển đã và sẽ bị ngập hoàn toàn; lưu lượng nước giảm thiểu vào mùa khô làm cho hạn hán khốc liệt hơn; mùa mưa nước dâng cao hơn và thời gian ngập úng dài hơn.v.v…

Lưu vực Mekong và sông Hằng còn là những cái nôi sản sinh ra nhiều nền văn hoá đặc sắc, bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể, những di sản kết tinh trí tuệ và chứa đựng giá trị văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc. Các di sản này đang đứng trước những thách thức lớn.

Diễn biến thất thường của khí hậu, thiên tai đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm cho các di sản sớm xuống cấp, biến dạng, thậm chí bị phá huỷ.

Có nhiều yếu tố tự nhiên tác động đến bảo tồn DSVH như: Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, côn trùng, thiên tai.v.v…Tác hại lớn nhất là nhiệt độ tăng và nước biển dâng.

Theo diễn tiến lịch sử, nhiều nền văn minh được hình thành từ đời sống sông, nước, nhưng dần dần đã bị huỷ hoại vì nước. Ví dụ như đồng bằng sông Cửu Long đang bị nước biển dâng đe doạ. Ở đây có hệ sinh quyển rất đặc sắc; có nhiều làng cổ, nhà cổ, di tích lịch sử, di sản phi vật thể. Có một nền văn hoá cổ đã bị vùi lấp. Đó là văn hoá Óc Eo thời vương quốc Phù Nam. Rõ ràng, biến đối khí hậu đã đe doạ sự đa dạng văn hoá và bảo tồn DSVH.

Khi vào khai khẩn đất phương Nam người Việt đối diện với một bối cảnh xã hội mới. Trong đó có nền văn hoá bản địa. Người Việt nhanh chóng tiếp thu các tập quán văn hoá phù hợp, kế thừa những nét tinh hoa của văn hoá bản địa để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mình ở vùng đất mới, và đã sáng tạo ra một vùng văn hoá, có thể gọi đó là văn hoá nước nổi.

Nếu không có giải pháp bảo tồn thì những sáng tạo văn hoá hàng ngàn năm từ thời Phù Nam, qua Chân Lạp đến Đại Việt ở vùng châu thổ sông Cửu Long sẽ bị mai một và dần dần biến mất, chỉ còn lại những di chỉ khảo cổ học chìm trong lòng của đất và nước.

Theo mực nước biển dâng cao lên hàng năm tỷ lệ dân số không có chổ ở tăng dần; hàng trăm di tích cấp quốc gia và cấp địa phương bị nước tấn công; nhiều lễ hội dân gian không còn không gian tồn tại. Khi không còn văn hoá nước nổi, lối sống, tính cách con người cũng sẽ thay đổi.

Miền Trung, và ngay tại Huế, cũng có nhiều nền văn hoá bị vùi lấp, nhiều di chỉ văn hoá khảo cổ Sa Huỳnh, Chămpa, văn hoá Đại Việt muộn. Nhiệt độ tăng và bão lụt hàng năm nhiều hơn trên diện rộng là mối đe doạ lớn, tác động xấu đến nhiều lĩnh vực trong đó có DSVH.

Đại Nội Huế trong lũ

Gia cố bờ kè trước chùa Thiên Mụ để chống xói lở khi lũ lớn

Trong bối cảnh đó các cơ quan quản lý văn hoá, bảo tàng phải chủ động triển khai các hoạt động thích hợp, nhằm kịp thời ứng phó, cứu vãn, bảo tồn di sản. Một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia đề xuất là tìm hiểu, nghiên cứu những kinh nghiệm truyền thống của các cộng đồng trong việc đối phó, làm giảm nhẹ thiên tai, thời tiết bất thường để sinh tồn và bảo tồn di sản.

Trên cơ sở đó ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm được những cách thức mới, phù hợp, có hiệu quả.

Bên cạnh, cần đẩy mạnh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Ông Đặng Văn Bài, Hội DSVH, giới thiệu một số dự án thí điểm như: Nghiên cứu giải phóng mặt bằng lòng hồ thuỷ điện Sơn La và xây dựng các làng tái định cư để văn hoá bản địa ít có sự biến đổi.

Dự án Bảo tàng sinh thái Hạ Long – giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. “Nếu dòng sông biết nói” - triển lãm ảnh hiện trạng và đối thoại với người dân sống dọc đôi bờ sông Tô Lịch. Dự án trồng rau sạch ở Hà Nội - để hướng dẫn học sinh tham quan. Tổ chức cho học sinh điều tra sử dụng điện trong gia đình – giáo dục ý thức tiết kiệm điện.

Ông Phạm Văn Dương, Bảo tàng Dân tộc học, giới thiệu chương trình hợp tác về di sản và phát triển bền vững giữa Việt Nam, Lào, Campuchia với Bảo tàng văn minh Thuỵ Điển. Sản phẩm quan trọng của chương này là trưng bày chuyên đề Câu chuyện Mekong – Thách thức và ước mơ.

Lâu nay vấn đề tác hại của biến đổi khí hậu đối với DSVH chưa được quan tâm thoả đáng. Vì thế thông điệp đưa ra là phải hành động khẩn cấp. Các khu di sản bị ngập nước cần kịp thời có giải pháp.

Cần có những kịch bản để di sản chung sống với biến đổi khí hậu. Cụ thể như kịch bản du lịch vùng nước nổi ở ĐBSSCL, Du lịch Huế, du lịch Hội An trong mùa mưa, lũ…

Theo Viết
MỚI - NÓNG