Dẹp loạn thủ đoạn trục lợi từ kinh doanh kit test, thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cơ quan chức năng tỉnh Sơn La ra quân dẹp loạn việc cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh kit test, thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu, không có xuất xứ rõ ràng nhằm trục lợi bất chính.

Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an tỉnh Sơn La vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Sơn La, phát hiện cửa hàng thuốc do ông Lâm Duy T. (SN 1990, trú tại phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La) làm chủ đang tổ chức bán lô kit test do nước ngoài sản xuất ra thị trường.

Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện tại cửa hàng đang kinh doanh gần 400 que test COVID-19 trị giá gần 19,5 triệu đồng. Chủ cửa hàng không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến nguồn gốc số hàng hóa trên. Đội QLTT số 1 đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính tổng số tiền 10 triệu đồng và tịch thu số hàng hóa lậu nêu trên.

Ngoài ra, vào cuối tháng 2, lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã phát hiện lô thuốc “đặc trị COVID-19” không rõ nguồn gốc đang được bán rộng rãi tại quầy thuốc Thùy Linh (thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn) do Trần Văn H. làm chủ. Tại đây lực lược chức năng phát hiện 30 hộp thuốc nhãn hiệu Areplivir và Arbidol xuất xứ nước ngoài đang được bán công khai với giá 480.000đ/hộp. Tại thời điểm kiểm tra, chủ nhà thuốc Thùy Linh không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của số thuốc nêu trên.

Đại úy Trần Mạnh Quyết, Phòng PC03, Công an tỉnh Sơn La cho biết, thủ đoạn hiện nay của các cơ sở đó là kinh doanh hàng hóa nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; xé lẻ hàng hóa, trà trộn với hàng hóa khác, sử dụng hóa đơn chứng từ để hợp pháp hàng hóa nhập lậu, sử dụng hóa đơn khống, quay vòng hóa đơn, ghi tên hàng hóa chung chung trên hóa đơn, sản phẩm nước ngoài thay nhãn mác của cơ sở sản xuất trong nước.

Theo nhận định của ngành chức năng, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn cao nên tình hình buôn bán vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm điều trị COVID-19 sẽ tiềm ẩn phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn.

Do vậy, lực lượng liên ngành phối hợp chặt chẽ với địa phương xây dựng phương án, giao nhiệm vụ cụ thể trong kiểm tra tại địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; không để hình thành các đường dây, điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới.

Năm 2021, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 76 vụ, 79 đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm. Đợt ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán 2022, cơ quan Công an đã phát hiện xử lý 1 vụ kinh doanh hàng giả, 4 vụ kinh doanh hàng lậu, 180 vụ vi phạm về kinh doanh, niêm yết giá, không có chứng nhận đăng ký kinh doanh, hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả, không rõ nguồn gốc…

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).