Đề nghị kiểm điểm Giám đốc Sở Giáo dục Kiên Giang

Trường THPT Võ Văn Kiệt tại TP Rạch Giá, Kiên Giang.
Trường THPT Võ Văn Kiệt tại TP Rạch Giá, Kiên Giang.
TPO - Tin từ Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy của tỉnh vừa triển khai thông báo kết luận “Vụ hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt xin nghỉ việc khi được Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo (GD-ĐT) Kiên Giang điều về sở”. Theo đó, đề nghị kiểm điểm và có hình thức xử lí phù hợp với Giám đốc Sở GD-ĐT và cả hiệu trưởng xin nghỉ việc.

Theo kết luận của UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang, bà Nguyễn Thị Minh Giang – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở GD- ĐT tỉnh Kiên Giang, là người đứng đầu ngành giáo dục có phần trách nhiệm đối với các sai phạm của một số trường trung học phổ thông; chỉ đạo tuyển sinh 6 trường hợp dưới điểm chuẩn vào trường THPT Võ Văn Kiệt – Một trường chất lượng cao của tỉnh.

Ngoài ra, bà Giang tiếp nhận bà Phạm Kim Thoa – nhân viên hợp đồng Công ty Cổ phần kinh doanh Nông sản Kiên Giang về công tác tại trường THPT Võ Văn Kiệt mà không qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Đặc biệt, khi ông Nguyễn Đình Chung  - Nguyên hiệu trưởng trường THPT Võ Văn Kiệt, có đơn tố cáo, phản ánh, bà Giang không chỉ đạo thẩm tra xác minh, kết luận để xử lý theo quy định mà vội vàng cung cấp thông tin cho một tờ báo các nội dung khuyết điểm, sai phạm của ông Chung khi chưa được kiểm chứng, kết luận. Từ đó gây dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ông Chung, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, tập thể BGĐ Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang.

Từ những khuyết điểm nêu trên, Thường trực UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang đề nghị kiểm điểm theo quy trình và có hình thức xử lí  phù hợp đối với bà Nguyễn Thị Minh Giang – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang.

Đối với ông Nguyễn Đình Chung – nguyên Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Võ Văn Kiệt (nay là Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang) cũng bị đề nghị kiểm điểm theo quy trình và có hình thức xử lí phù hợp.

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang, trong lãnh đạo điều hành, ông Chung chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, không chấp hành quyết định điều động của Sở GD-ĐT (trả quyết định, không đến nhận nhiệm vụ, làm đơn xin nghỉ việc theo chế độ); quá trình kiểm tra thiếu tinh thần hợp tác, làm đơn xin ra khỏi Đảng… và có một số sai phạm trong quản lý điều hành thu chi tài chính, xây dựng cơ bản.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.