Đề nghị đóng cửa ngân hàng quá yếu

Đề nghị đóng cửa ngân hàng quá yếu
Dẫn ví dụ một ngân hàng lớn nhưng không khỏe, Đại biểu Hồ Sỹ Đồng cho rằng, cơ quan quản lý nên rà soát lại các nhà băng yếu kém và mạnh tay cắt bỏ nếu không đủ vốn để tái cơ cấu.

>Vietnam Airlines đấu giá 24 triệu cổ phiếu Techcombank
>Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan bàn về cải cách thị trường tài chính

Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng ngân hàng lớn hiện nay không đồng nghĩa với ngân hàng khỏe mạnh
Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng ngân hàng lớn hiện nay không đồng nghĩa với ngân hàng khỏe mạnh.

Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội đang diễn ra sáng 31/10, nhiều đại biểu Quốc hội tiếp tục bày tỏ sự sốt ruột về tiến trình tái cơ cấu ngân hàng. Mở đầu phát biểu, Đại biểu Hà Sỹ Đồng (tỉnh Quảng Trị) đánh giá cao nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước khi báo cáo ở kỳ họp này không xuất hiện những nguyên nhân vướng mắc đến từ một số cổ đông lớn trong các nhà băng.

Tuy nhiên, ông Hà Sỹ Đồng băn khoăn về danh sách 9 ngân hàng yếu kém mà nhà điều hành đã chỉ đích danh vừa qua. Theo ông, cần rà soát, đánh giá lại sức khỏe của các tổ chức tín dụng một lần nữa. Đại biểu tỉnh Quảng Trị cũng dẫn trường hợp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) để cho thấy, ngân hàng lớn không đồng nghĩa với khỏe. Theo ông, các ngân hàng lớn phải có đủ lượng vốn cần thiết để tham gia tái cơ cấu hệ thống.

Trong quá trình xử lý các nhà băng yếu kém, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, nếu không tìm kiếm được nhà đầu tư mới để đạt yêu cầu về lượng vốn cần thiết. "Vốn trong nước không đủ phải gọi thêm vốn nước ngoài. Nếu vẫn không được phải đóng cửa, cắt bỏ ngân hàng đó", đại biểu nói.

Về nợ xấu, đến nay Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua được hơn 10.000 tỷ đồng nợ xấu thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt. Với trái phiếu này, các nhà băng có thể được tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết. Tuy nhiên, không ít chuyên gia cũng cho rằng cơ chế xử lý nợ xấu qua VAMC như hiện nay chỉ mang tính hình thức, gạt nợ xấu một cách kỹ thuật thay vì thực chất.

Cũng chia sẻ những lo ngại này, đại biểu cho rằng không nên tiếp tục xử lý nợ xấu qua VAMC một cách tình thế, khiên cưỡng như hiện nay vì dễ tạo ra tình trạng ảo.

Ngoài ông Hà Sỹ Đồng, nhiều ý kiến khác cũng đề xuất tiếp tục mạnh tay tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị dỡ bỏ trần lãi suất và trần huy động để chuyển sang cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, ông Huỳnh Nghĩa cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét nới dần tỷ giá để phù hợp tình hình trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh hiện nay, nông nghiệp được xem là cứu cánh của nền kinh tế nhưng theo Đại biểu Phạm Quang Khải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần. Để làm rõ vấn đề này, đại biểu Huỳnh Nghĩa đề nghị Ngân hàng Nhà nước đánh giá 5 lĩnh vực ưu tiên cung cấp tín dụng, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ lãi suất với khu vực nông nghiệp nông thôn như thế nào.

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.