Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020: Vừa chạy vừa xếp hàng

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020: Vừa chạy vừa xếp hàng
TP - Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tại Hội nghị giao ban Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2011-2013, ngày 11/12, tại Đà Nẵng.

> Thả nổi tiếng Anh mầm non
> 'Tạm dừng học': Trẻ háo hức, người lớn giãy nảy

Theo Bộ trưởng, trong quá trình vận hành đề án, nhiều địa phương chưa linh hoạt trong việc mua sắm trang thiết bị và triển khai bồi dưỡng cho giáo viên. Có khi thiết bị máy móc hiện đại quá mà địa phương chưa đủ điều kiện và năng lực để sử dụng. Nhiều đại biểu cho rằng việc đầu tư trang thiết bị quá hiện đại trong khi chưa coi trọng vấn đề bồi dưỡng giáo viên sử dụng gây nên việc lãng phí, bất cập và thiếu đồng bộ; Hệ thống văn bản chậm đổi mới; còn nhiều bất cập trong phối hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn…

TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng chia sẻ, kết thúc giai đoạn 2011 – 2013 đề án “lộ” ra nhiều bất cập trong quá trình thực hiện trong cả vấn đề rà soát và bồi dưỡng.

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TP HCM cho rằng đề án chỉ tập trung hướng đến đối tượng chuyên ngữ, còn việc thực hiện với những sinh viên không chuyên là rất khó khăn. “Chuẩn đầu ra quá cao như vậy sẽ gây khó khăn cho sinh viên tốt nghiệp. Với điều kiện như hiện nay chỉ có khoảng 30% nhận được bằng”, ông Dũng nói.

Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 kéo dài nhiều năm, liên quan đến nhiều địa phương, bộ ngành, đến gần 80 nghìn giáo viên và hơn 20 triệu học sinh, sinh viên hưởng thụ kết quả và tác động của đề án trong 10 năm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG