Vòng triển lãm của hội thi năm nay thu hút 63 sản phẩm của 23 trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố. Các sản phẩm tham gia dự thi được chia làm 2 bảng: Bảng THCS gồm 18 sản phẩm đến từ 9 trường THCS; bảng THPT gồm 45 sản phẩm đến từ 11 trường THPT.
Bà Nguyễn Thị Tú, Hiệu trưởng Trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm TP.HCM (đơn vị đăng cai tổ chức) cho biết, những năm gần đây, xu hướng giáo dục STEM được nhiều nước, nhiều cơ sở giáo dục chú trọng. Đây là phương pháp giáo dục hiện đại, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách tích hợp, liên ngành. Ngoài ra, khi tham gia thiết kế sản phẩm STEM, học sinh cũng có cơ hội được tư duy và giải quyết vấn đề gắn với thực hành, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo từ trải nghiệm thực tế. “Qua hội thi, nhà trường mong muốn khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của học sinh, góp phần tạo điều kiện để các em học sinh chia sẻ kiến thức, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh”, bà Tú chia sẻ.
Vòng triển lãm của hội thi năm nay thu hút 63 sản phẩm của 20 trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố |
Tại hội thi, các đội trình bày tóm tắt về sản phẩm, lý do thiết kế sản phẩm, công dụng và cách sử dụng, vận hành sản phẩm. Các em học sinh cho biết, sản phẩm đều được các em áp dụng kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông đã học để thiết kế. Nhiều thầy cô giáo bày tỏ bất ngờ trước không ít sản phẩm mang tính ứng dụng rất cao. Trong đó, có những sản phẩm áp dụng được các kiến thức các môn sinh học, hoá học và vật lý một cách triệt để như sản phẩm Thuỷ canh thông minh của trường THCS Nguyễn Văn Tố; Mạch chuyển đổi nguồn dự phòng cho modem wifi; Thu tinh dầu cam bằng hệ thống chưng cất tự chế, của Trường THPT Long Trường.
Bà Nguyễn Thị Tú, Hiệu trưởng Trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm TP.HCM cho biết, khi tham gia thiết kế sản phẩm STEM, học sinh cũng có cơ hội được tư duy và giải quyết vấn đề gắn với thực hành, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo từ trải nghiệm thực tế... |
Hoặc các sản phẩm của Trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm: Mô hình tế bào lá cây lẻ bạn; Cánh tay robot; Trường THPT Trần Khai Nguyên: Mô hình phi trọng lực Tensegrity; Trường THPT Ernst Thalmann: Máy mô phỏng sóng dừng; Trường THPT Nguyễn Du có Mô hình thí nghiệm đo tốc độ…Thậm chí, các em học sinh khi thiết kế sản phẩm cũng gửi gắm thông điệp bảo vệ môi trường và lòng nhân ái. Điển hình là sản phẩm Gậy dò đường cho người khiếm thị của học sinh trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm TP.HCM.