Đau bàn chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách chữa trị

0:00 / 0:00
0:00
Đau bàn chân khi chạy bộ không chỉ gây cản trở quá trình luyện tập mà còn khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đi bộ, leo cầu thang, đạp xe… gặp nhiều khó khăn.

Đau bàn chân khi chạy bộ: Nguyên nhân do đâu?

Đau bàn chân trong quá trình chạy bộ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Giày chạy bộ: Giày chuyên biệt cho chạy bộ thường có lớp đệm dày hơn so với giày thông thường nhằm giảm trọng lực của bàn chân khi tiếp đất. Mang giày không có lớp đệm bảo vệ sẽ gây đau chân, khó chịu hay nghiêm trọng hơn là chấn thương trong quá trình chạy bộ.

Sai kỹ thuật: Đau bàn chân có thể xuất hiện khi bạn không khởi động hoặc khởi động quá ít trước khi chạy bộ. Đồng thời, chạy quá sức, tăng tốc độ hoặc dừng chạy đột ngột cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trên.

Do bệnh lý tiềm ẩn: Nhiều bệnh lý tiềm ẩn như viêm cân gan bàn chân, viêm khớp, viêm gân gót chân Achilles, u dây thần kinh, bong gân hoặc căng cơ, bàn chân bẹt… cũng thường có dấu hiệu đau bàn chân khi chạy hoặc vận động nhiều. Nếu không được điều trị đúng cách, các bệnh lý này có thể để lại biến chứng như hạn chế khả năng vận động, teo cơ, biến dạng khớp.

Đau bàn chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách chữa trị ảnh 1

Khi bị đau bàn chân trong quá trình chạy bộ, bạn cần đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Cách điều trị đau bàn chân khi chạy bộ

Khi xuất hiện các cơn đau ở bàn chân khi chạy bộ, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Nghỉ ngơi: Bạn cần dừng chạy bộ và hạn chế vận động để tránh làm cơn đau thêm trầm trọng. Thời gian nghỉ ngơi có thể kéo dài từ 24 - 72 giờ. Sau khi cơn đau thuyên giảm, bạn có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng bằng việc đi bộ.

Nâng cao chân: Nếu bàn chân bị sưng, bạn hãy kê cao đầu gối bên bị chấn thương 10 - 15cm (so với tầm tim) để tăng lưu lượng máu trong 24 - 72 giờ đầu.

Chườm nước đá: Bạn có thể quấn túi nước đá trong một chiếc khăn hoặc dùng túi chườm lên khu vực bị đau của bàn chân. Điều này không chỉ giúp giảm đau nhức chân mà còn ngăn ngừa hoặc giảm sưng.

Ngâm chân: Ngâm chân có tác dụng thư giãn, giảm đau và giảm sưng cho bàn chân hiệu quả. Thời gian mỗi lần ngâm chân nên kéo dài ít nhất 10 phút để có kết quả tốt nhất.

Những cách trên chỉ áp dụng cho những cơn đau bàn chân ở mức độ nhẹ và tạm thời (không do bệnh lý). Nếu cơn đau không hết hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau vài ngày điều trị tại nhà, bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị tốt nhất.

Điều trị hiệu quả vượt bậc tại ACC

Phòng khám ACC - đơn vị y khoa chữa lành chấn thương thể thao và các vấn đề về bàn chân với hơn 16 năm kinh nghiệm tại Việt Nam.

Liệu trình điều trị ở ACC bao gồm Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống - Chiropractic để đưa các cấu trúc xương khớp sai lệch về đúng vị trí, kết hợp Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng nhằm rút ngắn thời gian hồi phục, duy trì hiệu quả dài lâu và hạn chế tái phát.

Ngoài ra, đối với đau bàn chân do dị tật bàn chân bẹt, ACC còn ứng dụng công nghệ CAD-CAM và các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu để đo đạc bàn chân, từ đó thiết kế đế chỉnh hình chuyên biệt cho từng trường hợp. Đế chỉnh hình y khoa có chất liệu êm ái, không chỉ giúp người mang thoải mái vận động mà còn hỗ trợ cải thiện hiệu quả dị tật bàn chân.

Đau bàn chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách chữa trị ảnh 2

ACC sở hữu trang thiết bị tân tiến, phục vụ cho việc điều trị các vấn đề liên quan cơ xương khớp.

Phòng ngừa đau bàn chân khi chạy bộ

Một số cách giúp bạn phòng ngừa những cơn đau nhức ở bàn chân xuất hiện khi chạy bộ:

● Tập luyện vừa phải với tần suất 30 phút/ngày, 3 ngày/tuần, không tập quá sức.

● Chọn giày chạy bộ phù hợp với kích cỡ chân, có độ êm ái và thoáng khí.

● Ưu tiên chạy bộ trên địa hình bằng phẳng, không chạy trên địa hình dốc, gập ghềnh, sỏi đá.

● Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập giúp phòng ngừa chấn thương.

● Chạy bộ đúng kỹ thuật, mỗi bước chạy không nên quá dài, tư thế chân đúng khi tiếp đất bằng gót hoặc giữa bàn chân.

Chạy bộ không chỉ giúp tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể mà còn tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tập luyện điều độ, lắng nghe cơ thể, hạn chế vận động quá sức. Do đó nếu bị đau bàn chân khi chạy bộ, bạn không nên cố gắng tiếp tục mà nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.

Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC - đơn vị đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép hoạt động về Chiropractic tại Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống 4 chi nhánh tại Quận 1, Quận 5 - TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, ACC là địa chỉ uy tín để người bệnh trên toàn quốc trải nghiệm mô hình chăm sóc sức khỏe xương khớp chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế.

Tìm hiểu thêm: https://acc.vn
MỚI - NÓNG