Đạt kế hoạch lợi nhuận, năm 2022 BIDV coi trọng hiệu quả và chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 7/1/2022, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Hội nghị trực tuyến Triển khai nhiệm vụ công tác Đảng và công tác kinh doanh năm 2022.

Năm 2021 lợi nhuận đạt kế hoạch NHNN giao

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Đồng chí Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương...

Năm 2021, mặc dù chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên bằng sự nỗ lực, quyết tâm, tinh thần đoàn kết của toàn hệ thống, hoạt động của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt; hoàn thành toàn diện, vượt trội các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả, tăng cường năng lực tài chính và phát triển thể chế, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và người lao động. Bên cạnh đó, BIDV còn phát huy vai trò là Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn, chủ động, quyết liệt triển khai các các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội, cộng đồng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19: chủ động giảm thu nhập trong năm hơn 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch thông qua giảm lãi suất cho vay, giảm phí, cơ cấu lại nợ, đưa ra các gói tín dụng lãi suất ưu đãi; tích cực thực hiện các chương trình an sinh xã hội ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng hành cùng các chương trình hỗ trợ giáo dục, an ninh quốc phòng...

Đạt kế hoạch lợi nhuận, năm 2022 BIDV coi trọng hiệu quả và chuyển đổi số ảnh 1

Đến 31/12/2021, các chỉ tiêu kinh doanh của BIDV đều đạt kế hoạch Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông giao: Tổng tài sản khối Ngân hàng thương mại đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 16,3% so với 2020, giữ vững vị thế là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam; Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành;

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020, tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020, dư nợ SME và FDI tương ứng tăng 15% và 21%; Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN kiểm soát ở mức 0,81%;

Đạt kế hoạch lợi nhuận, năm 2022 BIDV coi trọng hiệu quả và chuyển đổi số ảnh 2

Trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%, mức cao nhất trong các năm gần đây; Vốn điều lệ đạt 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm 2020, giữ vững vị trí đừng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Vốn chủ sở hữu đạt 81.065 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2020; Lợi nhuận đạt kế hoạch năm 2021 NHNN giao; Các tỷ lệ an toàn đảm bảo đúng quy định; Chỉ số định hạng tín nhiệm quốc tế được nâng cao.

Đánh giá về kết quả hoạt động năm 2021, Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú khẳng định: “Toàn hệ thống BIDV đã quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hoàn thành đồng bộ, toàn diện, vượt trội các chỉ tiêu kế hoạch 2021, góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh ghi nhận những kết quả nổi bật trong năm 2021 của BIDV, cùng toàn ngành góp phần thực hiện thành công chính sách tiền tệ, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Phó Thống đốc nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng rằng, với kết quả đạt được trong thời gian qua và nỗ lực, quyết tâm của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo, góp phần quan trọng vào kết quả chung của ngành, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của BIDV trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cũng như trong khu vực và trên thế giới.”

Năm 2022 chú trọng vào chuyển đổi số

Năm 2022 với phương châm hành động “Kỷ cương - Hiệu quả - Chuyển đổi số”, BIDV quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm.

Để hoàn thành thắng lợi những mục tiêu đề ra, BIDV quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 như: Nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong toàn hệ thống đảm bảo vận hành hoạt động kinh doanh an toàn, thông suốt; Tăng trưởng tín dụng đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, gia tăng quy mô gắn với chuyển dịch nền khách hàng bền vững; Điều hành cân đối vốn linh hoạt, hiệu quả, an toàn; Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng;

Gia tăng hiệu quả bền vững trên cơ sở tối đa hóa nguồn thu, quản trị chi phí hiệu quả, cải thiện hoạt động đầu tư và nâng cao năng lực tài chính; Nâng cao năng lực quản trị điều hành; Thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; Cân đối nguồn lực hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đúng chủ trương, quy định của Chính phủ, NHNN; Thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng với vai trò là định chế tài chính lớn trong hệ thống...

BIDV VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN NỔI BẬT NĂM 2021

*. Giữ vững vai trò chủ lực trong thực thi chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và NHNN. BIDV đã thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh, duy trì hoạt động thông suốt, an toàn; chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội, cộng đồng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

*. Chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội, cộng đồng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Tổng thu nhập giảm 7.900 tỷ đồng thông qua giảm lãi suất cho vay, giảm phí, cơ cấu lại nợ, đưa ra các gói tín dụng lãi suất ưu đãi. Triển khai trên 170 chương trình an sinh xã hội với tổng kinh phí 460 tỷ đồng...

*. Hoàn thành xây dựng và triển khai Chiến lược kinh doanh tổng thể; Tập trung xây dựng các Chiến lược cấu phần làm nền tảng, định hướng cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.

*. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các dịch vụ ngân hàng số hiện đại. Ban hành Chiến lược chuyển đổi số của BIDV giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành động triển khai chiến lược với các dự án CNTT nền tảng và 174 sáng kiến chuyển đổi số bao trùm hoạt động của ngân hàng. Triển khai thành công nhiều sản phẩm số đột phá như Smartbanking thế hệ mới cho khách hàng cá nhân; Mobile App cho iBank giai đoạn 2...

*. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động theo thông lệ quốc tế. Tích cực triển khai thông lệ quốc tế trong công tác tài chính kế toán, minh bạch hóa thông tin: Hoàn thành Báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS9 đầu tiên trong 4 NHTMCP Nhà nước, khẳng định vị thế nhóm đầu áp dụng thông lệ quốc tế tại Việt Nam.

*. Được nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế ghi nhận với nhiều giải thưởng: Tổ chức định hạng tín nhiệm Moody’s tiếp tục định hạng nhà phát hành của BIDV ở mức ngang trần quốc gia và thuộc nhóm các ngân hàng có định hạng tín nhiệm cao nhất tại Việt Nam; Top 2.000 công ty đại chúng lớn nhất và quyền lực nhất thế giới (Tạp chí Forbes); Top 25 Thương hiệu tài chính dẫn đầu và Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam (Forbes Việt Nam).

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.