1. Ai được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại?
-
icon
Hippocrates
-
icon
Louis Pasteur
-
icon
Joseph Lister
Câu trả lời đúng là đáp án A: Hippocrates (khoảng 460 – 370 Trước Công nguyên) với tên đầy đủ là Hippocrates Asclepiades, có nghĩa “bác sĩ thần Asclepios” thời Hy Lạp cổ đại. Ông được xem là ông tổ của nền y khoa phương Tây. Theo Biography, bác sĩ Hippocrates sinh ra trên đảo Aegean, Hy Lạp, khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Ông được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại. Ở thời đại này, y học vẫn gắn liền với tôn giáo và bệnh tật, được chữa trị bằng những hiện tượng siêu nhiên thần bí. Tuy nhiên, Hippocrates bác bỏ những quan niệm này và trở thành người đầu tiên xem y học là ngành khoa học. Hippocrates cho rằng mỗi bệnh tật đều có nguyên nhân tự nhiên riêng. Tập hợp các tác phẩm do Hippocrates trình bày là một sự hiểu biết thô sơ về cách cơ thể hoạt động và bản chất của bệnh tật. Di sản ông để lại chính là lời tuyên thệ Hippocratic, xuất phát từ đạo đức và tiêu chuẩn ông đặt ra, một hướng dẫn đạo đức cho các bác sĩ ngày nay. Rất nhiều điều trong bộ sách của ông vẫn đúng cho đến ngày nay.
2. Hippocrates đã để lại bộ sưu tập gồm bao nhiêu cuốn sách y học?
-
icon
Hơn 10 cuốn
-
icon
Hơn 60 cuốn
-
icon
Hơn 160 cuốn
Câu trả lời đúng là đáp án B: Tên đầy đủ ông là Hippocrates Asclepiades, có nghĩa “bác sĩ thần Asclepios”. Khoảng năm 400 trước công nguyên, ông thành lập trường y, cùng với các môn đồ của mình đưa ra phương pháp khoa học để khám và điều trị cho người bệnh. Người thầy thuốc phải trực tiếp khám cho người bệnh và tìm ra bệnh qua các triệu chứng biểu hiện, phải bốc thuốc kê đơn sau đó theo dõi để xem việc điều trị có kết quả hay không. Thời điểm này nhiều phương pháp y học của Hippocrates được phát triển. Các nhà sử học tin rằng Hippocrates đi khắp lục địa Hy Lạp và có thể cả Libya cùng Ai Cập để hành nghề y. Đến nay, phần lớn những gì được biết về phương pháp y học đến từ một bộ sưu tập hơn 60 cuốn sách y học Hippus Corpus, được coi là những tác phẩm cổ nhất về y học. Bộ sưu tập được biên soạn 100 năm sau khi ông qua đời. Các sử gia tin rằng các tài liệu giúp ích cho các bác sĩ khi hành nghề y trong suốt cuộc đời sau này. Các tác phẩm của Hippocrates nêu quan điểm "chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể chất là một phương thuốc hữu hiệu cho hầu hết các bệnh". Hippocrates chỉ ra cách định vị khớp, tầm quan trọng của việc lưu giữ hồ sơ về lịch sử và cách điều trị, mối quan hệ giữa thời tiết và một số bệnh tật. Các bác sĩ vào thời điểm đó chỉ quan sát người bệnh, dựa trên những gì có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy bên ngoài. Họ cũng làm thí nghiệm trên các loài động vật để so sánh với con người, nhưng tuyệt đối không thí nghiệm trên người đã mất.
3. Bác sĩ nào được gọi là 'Cha đẻ của vắc xin”?
-
icon
Bác sĩ Edward Jenner
-
icon
Bác sĩ Louis Pasteur
-
icon
Bác sĩ Rene Laennec
Câu trả lời đúng là đáp án A: Thực tế người đầu tiên đặt nền móng cho tiêm chủng là Edward Jenner (1749-1823) một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia London, Anh. Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văc xin. Thành tựu y học này đã giúp gần 8 tỷ người trên thế giới tránh khỏi cái chết do những đại dịch hoành hành từ thế kỷ 17 trở về trước. Tiêm chủng được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, hầu như ai cũng hiểu rằng chỉ cần một mũi tiêm, cơ thể chúng ta sẽ được miễn nhiễm với nhiều căn bệnh quái ác không thuốc chữa. Edward Jenner, người đã khẳng định hiệu quả của văcxin trong phòng chống bệnh cho nhân loại trước khi thế giới biết đến sự tồn tại của virus và vi khuẩn. Lịch sử y học thế giới ghi nhận Edward Jenner có công lao to lớn trong việc thiết lập ra "đế chế" văc xin giúp bảo vệ hàng tỷ người khắp hoàn cầu. Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm. Ngày 16/1/1823, Jenner trút hơi thở cuối cùng do tai biến mạch máu não. Chính phủ Anh xin được chôn cất thi hài ông ở Tu viện Westminster, nơi an nghỉ những người con ưu tú của nước Anh và cả nhân loại. Người ta gọi ông là "bác sĩ tài ba bất tử của nhân loại" và "cha đẻ của văcxin" đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho ngành y học dự phòng thế giới.
4. Bác sĩ nào sau đây là người phát minh ra ống nghe?
-
icon
Bác sĩ Ignaz Semmelweis
-
icon
Bác sĩ Rene Laennec
-
icon
Bác sĩ Louis Pasteur
Câu trả lời đúng là đáp án B: Rene Laennec sinh năm 1781, tại nước Pháp, được xếp hạng thứ 52.065 trên thế giới và thứ 61 trong danh sách Bác sĩ nổi tiếng. Ông đã phát minh ra ống nghe trong lần chăm sóc cho một bệnh nhân thừa cân mà nhịp tim không thể nghe thấy hay cảm nhận được, ông phát minh ra một công cụ để khuếch đại âm thanh nhịp tim đập, đó chính là chiếc ống nghe. Nhờ có ống nghe do Rene Laennec phát minh giúp việc chuẩn đoán,việc khám bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Ống nghe bằng gỗ sử dụng cho đến nửa sau thế kỷ 19, sau đó chiếc ống nghe đã trải qua nhiều lần cải tiến và ngày càng phổ biến hơn. Ngày nay, ống nghe cao su được sử dụng phổ biến, giúp bác sĩ có thể nghe âm thanh trong cơ thể bệnh nhân ở tần số thấp, tần số cao. Theo y học, ống nghe tim mạch là sự kết hợp đơn thuần của một trong những định luật vật lý cơ bản nhất, dẫn truyền và khuếch đại âm thanh. Tuy nhiên, đó lại là một trong những tác động lớn và trở thành biểu tượng của nền y học hiện đại. Mục đích ban đầu tạo ra khoảng cách giữa bác sĩ và bệnh nhân, giờ đây chiếc ống nghe đã trở thành công cụ đặc trưng cho bác sĩ và hữu ích trong phục vụ khám chữa bệnh nhân. Trong những tháng cuối đời, ông yêu cầu cháu trai của mình, Mériadec, kích thích ngực của ông và mô tả những gì nghe được bằng ống nghe. Ông qua đời vì căn bệnh lao phổi, căn bệnh mà chính Laënnec đã làm sáng tỏ bằng chiếc ống nghe của mình. Trong di chúc, Laënnec cho người cháu thừa kế tất cả các nghiên cứu y khoa của ông, cùng với chiếc ống nghe gỗ là di vật giá trị hơn cả.
5. Cha đẻ của thuốc sát trùng là bác sĩ nào sau đây?
-
icon
Bác sĩ Ignaz Semmelweis
-
icon
Bác sĩ Elizabeth Blackwell
-
icon
Bác sĩ Joseph Lister
Câu trả lời đúng là đáp án C: Năm 1861, Joseph Lister được bổ nhiệm làm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh xá Hoàng gia Glasgow. Ở đây, ông nhận thấy có đến 45% - 50% bệnh nhân bị chết do nhiễm trùng vết thương. Joseph Lister dựa vào lý thuyết của Louis Pasteur cho rằng nhiễm trùng là do vi sinh vật, ông đã sử dụng Acid Carbolic (phenol) để khử trùng dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương. Kết quả là tỷ lệ tử vong trong các ca phẫu thuật của ông đã giảm đáng kể nhờ thuốc sát trùng này. Nhờ đó mà vai trò của chất sát trùng trong kiềm chế bệnh lây nhiễm mới được nhận thức một cách đầy đủ. Đây là mốc lịch sử quan trọng đồng thời là một trong những nỗ lực sớm nhất để kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa. Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, phẫu thuật ngoại khoa đã có mặt phổ biến ở tất cả các bệnh viện lớn nhỏ trên thế giới. Tuy nhiên, do không mấy ai có ý thức đầy đủ về công việc phẫu thuật nên tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ thường rất cao. Để khử trùng dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương, bác sĩ phẫu thuật người Anh Joseph Lister đã tiến hành thử nghiệm bằng acid carbonic. Mặc dù ngày nay, acid carbonic đã không còn được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa, song phát hiện lịch sử này đã đưa Lister trở thành một trong những nhà y học vĩ đại nhất lịch sử. Ông được coi là cha đẻ của thuốc sát trùng.
6. Nữ giáo sư sản khoa đầu tiên là ai?
-
icon
Bác sĩ Elizabeth Blackwell
-
icon
Bác sĩ Anandibai Gopalrao Joshi
-
icon
Bác sĩ Virginia Apgar
Câu trả lời đúng là đáp án A: Elizabeth Blackwell sinh ra tại Bristol (Anh), sau đó gia đình bà di cư sang Hoa Kỳ ở Cincinnati, bang Ohio. Từ khi còn bé, với tấm lòng nhân hậu bà luôn mong muốn được học nhiều hơn về ngành Y để hiểu hơn về các bệnh thường gặp nhằm giúp đỡ mọi người xung quanh. Blackwell là người phụ nữ đầu tiên được trao bằng y khoa ở Bắc Mỹ (1849) hơn thế, bà còn là người đỗ đầu lớp. Đây là việc chưa từng xảy ra trong lịch sử y khoa từ trước đến thời điểm đó. Năm 1869, Elizabeth Blackwell đã giúp tổ chức hội Y tế Quốc gia (National Health Society) ở London (Anh) trong hoạt động khám và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo cũng như thành lập trường Y khoa dành cho phụ nữ ở London (London School of Medicine for Women). Đến năm 1875, bà được bổ nhiệm làm giáo sư sản khoa đầu tiên là nữ giới ở trường Y khoa Nhi đồng London. Ngày 23/1/1849, ở tuổi 28, TS. Elizabeth Blackwell tốt nghiệp xuất sắc và trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ nhận tấm bằng y khoa, phá vỡ kỷ nguyên thống trị của nam giới. Trong buổi lễ này, lần đầu tiên trong lịch sử, TS. Elizabeth Charles Lee - hiệu trưởng nhà trường, đã công khai chúc mừng thành tích của cô, ông đã đứng dậy và cúi chào cô gái nghị lực, giỏi giang. TS. Kelly Thibert - Chủ tịch Hiệp hội sinh viên Y phát biểu: “Năm 1849, khi phụ nữ vẫn không có quyền bầu cử ở Mỹ thì Elizabeth Blackwell - người phụ nữ vẫn luôn kiên định với quyết tâm sắt đá để theo đuổi sự nghiệp y khoa - công việc chỉ được dành cho nam giới - thật là một điều đáng khâm phục và ngưỡng mộ”.
7. Ai được coi là ông tổ ngành y Việt Nam?
-
icon
Lê Hữu Trác
-
icon
Trần Độc
-
icon
Tuệ Tĩnh
Câu trả lời đúng là đáp án A: Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông là người tinh thông y học, văn học là một Danh nhân Việt Nam được nhiều người quý trọng.Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy. Từ lúc rời bỏ quân ngũ về phải làm nhiều việc vất vả cộng với chăm chỉ đèn sách không nghỉ ngơi nên ông lâm bệnh nặng chữa nhiều năm không khỏi. Sau gặp đươc lương y Trần Độc tại Nghê An, am hiểu y học, nhiệt tình chữa khỏi. Trong thời gian nghỉ ngơi điều trị bệnh, những lúc nghỉ ngơi ông thường lấy sách ” Phùng thị cẩm nang “ đọc và chăm chỉ học hỏi về thuốc. Lương y Trần Độc thấy ông yêu thích y học lại ham mê đọc sách nên đã truyền hết những kiến thức về y học truyền cho ông. Nhận ra nghề thầy thuốc không chỉ chữa trị cho mình còn giúp đỡ mọi người nên ông quyết chí học nghề thuốc. Sau nhiêu năm tận tụy nghiên cứu với nghề, Hải Thượng Lãn Ông đã nghiên cứu sâu về trung y qua nhiều sách như: Nội kinh, Nam kinh, Thương Hàn … kết hợp với nề y học cổ truyền dân tộc đã đúc kết nền y học cổ truyền dân tộc viết nên bộ viết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.
8. Danh y nào được coi là vị thánh thuốc nam và được vua Minh phong là Đại y Thiền sư?
-
icon
Danh Y Tuệ Tĩnh
-
icon
Danh y Hải Thượng Lãn Ông
Câu trả lời đúng là đáp án A: Danh Y Tuệ Tĩnh có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương). Tuệ Tĩnh được coi là vị thánh thuốc nam, là ông tổ của YHCT Việt nam. Ông là tác giả của những tập sách nổi tiếng “Nam dược thần hiệu” và “Hồng nghĩa giác tư y thư”, là người đầu tiên đề cao tư tưởng “Thuốc Nam chữa người Nam việt” Hồng Nghĩa Giac Tư Y Thư là cuốn sách thuốc cổ nhất của ta. Mồ côi cha mẹ từ khi 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Với tài năng và sự chăm chỉ của mình, năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Năm 55 tuổi (1385), Danh Y Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng và được vua Minh phong là Đại y Thiền sư rồi mất ở đó, không rõ năm nào.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm