> Bé 3 tuổi tử vong sau khi tiêm vắc-xin “Hib 5 trong 1”
> Loại nguyên nhân tử vong do vắc-xin, tiếp tục tiêm chủng
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Trưởng ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho biết như vậy sáng 29/11, tại Hội nghị truyền thông tiêm chủng tổ chức ở Đà Nẵng.
Tiêm chủng cho trẻ tại Đà Nẵng. Ảnh: NGUYỄN HUY. |
Theo GS. Hiển, ca tử vong sau tiêm Quinvaxem tại Quảng Trị xác định do viêm phổi. Mới đây là trường hợp trẻ tử vong tại Bạc Liêu (bé Trần Mỹ Ngọc, 5 tháng tuổi). Liều vắc-xin này cùng lô 250.000 liều khác và được tiêm cho trẻ em khác nên loại trừ nguyên nhân do vắc-xin và thực hành tiêm chủng do Bộ Y tế đang siết chặt quy trình tiêm, khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm. Nguyên nhân có thể do cơ địa, hoặc trùng lặp bệnh ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, các trường hợp phản ứng sau tiêm vắc-xin Quinvaxem có cả tử vong liên tiếp xảy ra thời gian gần đây, điều này đáng lo ngại, thưa ông?
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở châu Á thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005. Nhiều bệnh khác như sởi, viêm gan đã giảm đáng kể. Việt Nam tự sản xuất được 10/11 loại vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm chủ động đảm bảo nguồn vắc-xin phục vụ chương trình GS.TS. nguyễn trần Hiển |
Như đã nói, có đến 5 nguyên nhân gây phản ứng sau tiêm: do vắc-xin; cơ địa con người; kỹ thuật tiêm; sự trùng lặp ngẫu nhiên hoặc không xác định nguyên nhân. Trung bình mỗi năm Việt Nam có 15 trẻ tử vong sau khi tiêm chủng.
Các chương trình giám sát phản ứng sau tiêm cho thấy, tất cả các trường hợp tử vong này không có bằng chứng tác nhân do vắc-xin. Tháng 4/2013, đoàn chuyên gia thế giới tới Việt Nam đánh giá Quinvaxem và tại hội nghị toàn cầu, cũng chưa ghi nhận bất kỳ kết quả nào tử vong do vắc-xin này.
Hơn 40 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng gần đây (tháng 11/2012 - tháng 1/2013), trong đó có 2 trường hợp tử vong. Nhưng chỉ 9 trường hợp xác định liên quan vắc-xin và đều qua khỏi. Số còn lại, một nửa phản ứng do các trường hợp trùng ngẫu nhiên, một nửa không rõ nguyên nhân.
So sánh số ca phản ứng sau tiêm chủng trước và sau năm 2005 (thời điểm triển khai tiêm Quinvaxem) số trường hợp tử vong do tiêm chủng vẫn không biến động.
Tổ chức Y tế thế giới thống kê với vắc-xin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván, tỉ lệ có sốc phản vệ có thể lên đến 20 trường hợp/1 triệu mũi tiêm. Việt Nam mỗi năm có đến 4,5 triệu trẻ tiêm vắc-xin Quinvaxem.
Trong một tháng qua đã có 400.000 mũi tiêm Quinvaxem, xảy ra một trường hợp sốc nặng ở Bạc Liêu. Chúng ta đang nỗ lực để giảm đến mức thấp nhất trường hợp sốc phản vệ nặng sau tiêm.
Ngay nước sản xuất Quinvaxem, Hàn Quốc đã ngưng sử dụng vắc-xin này, ông nghĩ sao về điều này?
Hàn Quốc chỉ là nước “đóng gói” và sản xuất 1 thành phần trong Quinvaxem, còn lại phải liên doanh nhiều nước khác. Quinvaxem đạt tiêu chuẩn chất lượng của WHO và có đến hơn 90 quốc gia sử dụng. Thực tiễn và các đánh giá toàn cầu cho thấy, chưa có bất kỳ bằng chứng nào về ca tử vong do chất lượng vắc-xin này.
Tuy nhiên, Quinvaxem là loại vắc-xin toàn tế bào thế hệ cũ (dùng xác vi khuẩn ho gà làm vắc-xin) do đó dễ gây ra các phản ứng sốc phản vệ hơn các vắc-xin vô bào thế hệ mới hiện nay.
Việt Nam đã tính tới phương án thay thế vắc-xin Quinvaxem chưa, thưa ông?
Trong các báo cáo, tờ trình gửi Bộ Y tế, Chính phủ, chúng tôi có phương án thay thế Quinvaxem tiến dần đến vắc-xin vô bào, để đáp ứng nhu cầu người dân. Tuy nhiên, như đã phân tích, việc ngưng hay thay thế các loại vắc-xin cần có bằng chứng khoa học, y học cụ thể.
Quinvaxem phù hợp điều kiện Việt Nam, yếu tố viện trợ và chưa ghi nhận bất kỳ bằng chứng nào về tác nhân gây tử vong. Sau 5 tháng tạm ngưng tiêm Quinvaxem, tháng 10/2013, Việt Nam chính thức triển khai tiêm lại vắc-xin này cho trẻ chính vì lí do này.
Nhưng sự cố về tiêm chủng khiến lòng tin của cha mẹ trẻ nhỏ với Quinvaxem giảm sút, theo ông ngành y tế làm gì để lấy lại lòng tin này với dân?
Các chuyên gia y tế thế giới, hoạt động điều tra, giám sát, lấy mẫu kiểm định, tổ chức các cuộc họp toàn cầu về tiêm chủng mà Việt Nam tích cực tham gia cho thấy nỗ lực của ngành.
Bộ Y tế ban hành quy định “siết” quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm tạo bước chuyển mới trong công tác tiêm chủng. Chúng tôi đang đề nghị tăng cường hơn nữa chất lượng công tác điều tra sốc phản ứng sau tiêm chủng để xác định rõ, kịp thời nguyên nhân, tránh sự nghi ngờ, lo ngại không đáng có về chất lượng vắc-xin.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ được tiêm chủng. Sau 28 năm triển khai, có 6,7 triệu trẻ em được tiêm vắc-xin miễn phí, 42.900 trẻ em được cứu sống nhờ tiêm chủng và những bệnh đã có vắc-xin này giảm rõ rệt, từng bước kiềm chế và đẩy lùi các đại dịch này. Nhìn trên phương diện nguy cơ và lợi ích này, không thể phủ nhận tiêm chủng có lợi ích phòng ngừa bệnh rất rõ ràng.
Các chương trình “mở rộng” trong đó có TCMR có thể phải cắt giảm gần 50% nguồn ngân sách, theo ông, điều này dẫn đến những khó khăn, hệ lụy gì?
Mỗi năm ngân sách dành cho TCMR chỉ ở mức 240 tỷ đồng. Đây là lĩnh vực đặc thù tác động trực tiếp tới sức khỏe, sự phát triển thể chất của người dân. Do đó, nếu phải cắt giảm nguồn ngân sách cho TCMR sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Cụ thể: 1,5 triệu trẻ em 18 tháng tuổi sẽ bị cắt giảm mũi DPT phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván (mũi 4); dừng tiêm sởi mũi 2 cho 1,5 triệu trẻ 18 tháng tuổi; giảm 70% số trẻ được tiêm viêm não Nhật Bản B...
Cảm ơn ông!
Theo BS. Nguyễn Công Luật (Dự án TCMR Quốc gia), nếu liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, trẻ sẽ phòng được khoảng 85% bệnh này. Nhưng việc tiêm liều sơ sinh lại trùng hợp với thời điểm trẻ mới sinh dễ tử vong bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tỉ lệ trẻ chết đột tử 15/1.000 người. Trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 7 trẻ chết vì những lí do khác nhau nên nguy cơ trùng hợp ngẫu nhiên trẻ em tử vong sau tiêm chủng là khá lớn. BS. Trần Minh Nguyện, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, nhận định: Các chương trình “cảnh giác dược”, giám sát các thử nghiệm lâm sàng về sản xuất, thử nghiệm vắc-xin, cơ quan quản lý, giám sát tiến hành minh bạch, nhưng ở Việt Nam còn “nhập nhằng” . |
NGUYỄN HUY
Thực hiện