Cuộc đua không đơn giản

Cuộc đua không đơn giản
TP - Cuộc đua vào chiếc ghế điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bắt đầu sau khi ông Dominique Strauss-Kahn từ chức vì vướng vụ bê bối tình dục và đang đối mặt với án tù giam nhiều năm nếu bị kết tội.

> Quỹ Tiền tệ Quốc tế có Tổng Giám đốc mới
> Cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế được tại ngoại

Ban điều hành IMF cũng đã thông báo các nước thành viên có thể đề cử người sẽ gánh vác trọng trách này từ ngày 23-5 đến 10-6. Lần đầu tiên, quan niệm truyền thống (ngầm hiểu đứng đầu IMF luôn là người châu Âu) đã không được nhắc đến khi Ban lãnh đạo IMF khẳng định quá trình bầu chọn sẽ dựa trên các tiêu chí “mở” và “minh bạch”. Nếu không phải là người châu Âu, thì sẽ là ai trong số những ứng cử viên đang nổi lên từ Trung Quốc, Mêhicô cho tới Nam Phi.

Không ít ý kiến cho rằng vụ bê bối của ông Strauss-Kahn đã “tình cờ” góp thêm tiếng nói cho các nền kinh tế mới trỗi dậy đòi quyền lợi lớn hơn ở IMF.

Rajiv Biswas, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế đặc trách châu Á-Thái Bình Dương của công ty tham vấn IHS Global Insight ở Singapore, nhấn mạnh rằng sức mạnh đang lên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ buộc các nước công nghiệp phương Tây - cho đến nay vẫn chi phối IMF - phải thay đổi thái độ.

Song, nhiều nhà phân tích nhận định, tình hình hiện chưa chín muồi để châu Á có thể dẫn dắt IMF. Thứ nhất, họ sẽ phải đối mặt với phản ứng quyết liệt của châu Âu vốn đã “bắn tin” sẽ không từ bỏ chức lãnh đạo mà trước nay vẫn được dành cho họ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel - người lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất châu Âu - nêu rõ trong tình hình hiện nay với những vấn đề nghiêm trọng của đồng euro và sự liên quan chặt chẽ của IMF trong vấn đề này, có nhiều lý do để chọn một ứng viên châu Âu - hiện là khối đóng góp nhiều vốn nhất cho IMF.

Thứ hai, châu Á chưa thể đoàn kết được với nhau để thống nhất chọn ra một ứng cử viên hoặc ngay cả khi họ muốn bãi bỏ thông lệ thì họ cũng phải tính đến tình trạng hiện nay là IMF phải xử lý cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Cục diện này cần một người có kinh nghiệm và lúc này chỉ có người châu Âu mới hội đủ điều kiện đó.

Cuộc đua hứa hẹn không đơn giản, nhưng trong bối cảnh hệ thống tài chính thế giới chưa thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng, châu Âu thì gặp phải chuyện nợ nần, nhiều khả năng lãnh đạo mới của IMF sẽ vẫn là một người châu Âu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.