Cuộc chạy đua của làng công nghệ trong năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
Sự khắc nghiệt của thị trường do đại dịch gây ra vô tình tạo nên cuộc đua kỳ thú giữa các ông lớn công nghệ.

2021 là năm khắc nghiệt với ngành công nghệ toàn cầu. Nhu cầu của người dùng với các sản phẩm cao cấp giảm mạnh, trong khi các tên tuổi sản xuất từ nhỏ đến lớn đều là nạn nhân của tình trạng thiếu hụt linh kiện bán dẫn. Kể cả các thương hiệu smartphone cũng chịu chung số phận bất chấp có những lợi thế riêng.

Mảng sáng trong đêm đen

Theo dữ liệu từ Canalys, doanh số smartphone toàn cầu đã giảm 6% trong quý 3/2021 so với cùng kỳ năm ngoái, với nguyên nhân chính nằm ở việc các nhà sản xuất không có chip để sản xuất. Nhiều chuyên gia dự đoán, dù các nhà sản xuất điện thoại thông minh có xu hướng cố gắng duy trì sản lượng cao nhất có thể, sự thiếu hụt linh kiện bán dẫn vẫn là thách thức khó khăn và tình trạng này dự kiến còn kéo dài sang năm 2022.

Cuộc chạy đua của làng công nghệ trong năm 2021 ảnh 1

Cũng bởi sự bất ổn trong nguồn cung buộc nhiều nhà sản xuất phải điều chỉnh cấu hình sản phẩm ngay trước các khâu quan trọng như đặt hàng, xuất xưởng... Điều này dẫn tới hàng loạt phức tạp ở chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới cả hình ảnh thương hiệu trong nhận thức khách hàng.

Dẫu vậy, vẫn có một số điểm nổi bật trong cuộc đua công nghệ của các gã khổng lồ. Trong đó, Xiaomi là một trong số ít các hãng công nghệ hàng đầu duy trì được sự tăng trưởng vững chắc trong năm 2021.

Quý 2 và 3 năm nay chứng kiến sự thay đổi kịch tính trong xếp hạng thị phần smartphone. Tháng 6/2021, Xiaomi vượt qua Samsung và Apple trong doanh số bán smartphone, đồng thời đánh bại Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới trong quý 2. Đến quý 3, Xiaomi bị đối thủ vượt lên dẫn trước, song vẫn nằm trong top 3 nhà cung cấp smartphone lớn nhất toàn cầu.

Để đạt được cú bức phá ngoạn mục trong năm nay, Xiaomi đã thực hiện không ít thay đổi cũng như phát huy hiệu quả những sự chuẩn bị của mình trong nhiều năm qua. Ở mảng smartphone, nắm bắt nhu cầu giải trí kỹ thuật số ngày càng cao của người dùng, công ty thực hiện nhiều bổ sung quan trọng cho sản phẩm như cải thiện chất lượng màn hình hiển thị, camera và hệ thống âm thanh mới trong các sản phẩm như dòng Xiaomi 11T Series 5G. Ngoài ra, đầu tư vào phân khúc thiết bị tầm trung cũng cho thấy công ty đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng về nhu cầu của thị trường trong mùa dịch.

Lấy người dùng làm trung tâm

Thực tế, trước khi sự khắc nghiệt của các yếu tố ngoại cảnh diễn ra, cuộc đua tranh trong mảng smartphone vốn đã rất khốc liệt, trong khi người tiêu dùng lại không ngừng nâng cao mức độ kỳ vọng đối với trải nghiệm công nghệ. Đây cũng là lúc cánh cửa IoT mở ra. Không chỉ nâng cao vị thế hay mở rộng thị trường, tăng cường phát triển hệ thống IoT còn là cách cụ thể mang lại chuẩn sống thông minh tốt hơn cho người tiêu dùng.

Xiaomi từng nhiều lần nhấn mạnh chiến lược cốt lõi của hãng này là Smartphone x AIoT. Trong đó, Artificial Intelligence of Things (AIoT) là sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với hạ tầng Internet of Things (IoT).

Cuộc chạy đua của làng công nghệ trong năm 2021 ảnh 2

Do đó, dù smartphone luôn là cốt lõi và là nền tảng cho mô hình kinh doanh của Xiaomi, AIoT sẽ xoay quanh smartphone để xây dựng hệ sinh thái sống thông minh riêng của hãng, lấy người dùng làm trọng tâm. Điều này cũng phù hợp với nhận định của giới chuyên môn khi dự đoán thị trường AIoT có thể sẽ lớn hơn nhiều lần so với đại dương đỏ smartphone, vốn đã nuốt lấy không ít tên tuổi đầy hào quang trong quá khứ.

Minh chứng cho tuyên bố của mình, Xiaomi đã ra mắt hàng loạt sản phẩm mới trong năm nay như Mi Air Purifier 3H, Xiaomi WiFi Range Extender AC 1200, Mi Smart Air Fryer 3.5L song song với các dòng sản phẩm điện thoại Redmi 10, Xiaomi 11T Series 5G, Xiaomi 11 Lite 5G NE…

Nhưng một năm 2021 thành công là chưa đủ. Để chuẩn bị cho những bước đi mới trong tương lai, hồi tháng 7, Xiaomi công bố lộ trình xây dựng nhà máy sản xuất thông minh với các quy trình tự động, không hề có bóng dáng của công nhân.

Cuộc chạy đua của làng công nghệ trong năm 2021 ảnh 3

Theo công ty, nhà máy dự kiến hoạt động vào cuối năm 2023 này sẽ tạo ra doanh thu ít nhất 9,3 tỷ USD mỗi năm. Chính nhờ khả năng sản xuất không cần đến nhân công là cách để Xiaomi tối ưu hóa chi phí, giúp người dùng dễ tiếp cận hơn với sản phẩm trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa phục hồi sau tác động của đại dịch.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
TPO - Với 11 đội nam và 6 đội nữ, hơn 120 vận động viên tranh tài quyết liệt tại giải bơi vỏ lãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau, hoạt động chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.