15 trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội cũng sẽ được tiếp cận với loại hình nghệ thuật còn mới mẻ này (chương trình từ nay đến cuối tháng 5).
Các tác phẩm có mặt trong triển lãm được thể hiện bằng đồ họa vi tính, video tương tác, công nghệ hình ảnh 3D, thông qua đó, các tác giả trẻ thể hiện cách nhìn sáng tạo về cuộc sống với một loại hình nghệ thuật được gọi chung với ngôn từ khá thời thượng là Digital Arts.
Trong "Quẳng cáo 20 không chín", đúng như cái tên đầy giễu nhại, các tác giả thể hiện bằng hình ảnh những vấn đề của cuộc sống hôm nay trong cái nhìn phản biện.
Họ làm những quảng cáo phản quảng cáo, quảng cáo gây sốc đưa thông điệp mạnh về các hiểm họa từ môi trường, bạo lực, lối sống của con người. Hình thức là một quảng cáo, nhưng có thể chế giễu quảng cáo, phản ánh những điều thú vị, hài hước thậm chí trớ trêu do quảng cáo mang lại.
Được tổ chức đến nay là lần thứ ba, "Cứ làm đi" khuyến khích mọi ý tưởng, dù bề ngoài có vẻ điên rồ, đây chính là cách tiếp cận mới đầy sáng tạo, phù hợp với tâm lý bạn trẻ hôm nay.
Xin giới thiệu một số tác phẩm từ triển lãm này:
1 -Help (Trần Đình Giang): Tiếng kêu thảm thương của động vật hoang dã trước nạn săn bắn bừa bãi hủy diệt.
2 - Fire (Nguyễn Tiến Mạnh): Hủy hoại rừng, làm trái đất nóng lên, chúng ta đang "đun chín" trái đất.
3 -Vinatanbao (Vũ Thị Mai Anh): Một người hút thuốc với cái bóng chĩa súng vào đầu mình. Hiểm họa từ thuốc lá.
4 -Idea Hour/Luoicreative (Nguyễn Trung Trực): Nghèo ý tưởng, lười suy nghĩ = tự sát.
5-Vedan (Vũ Văn Luân). Một biểu tượng với cò súng chĩa vào cộng đồng.
6 -Sữa tươi (Nguyễn Hoàng Kiên): Với hình ảnh con bò quái gở và dòng chữ Melamilk (chơi chữ từ chất melamine gây sỏi thận dẫn đến tử vong ở trẻ em), cảnh báo về nạn sản xuất thực phẩm giả vô lương tâm.