Cột mốc đảo Trường Sa trên đất liền

Cột mốc đảo Trường Sa trên đất liền
Phát động thi đua lập thành tích thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, nhằm giáo dục, khơi dậy hơn nữa tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết cũng như ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ nói chung, học sinh, tập thể cán bộ, giáo viên nói riêng về chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Ban Chấp hành Đoàn trường và Liên đội trường THCS số 1 Xuân Quang đã phát động thực hiện công trình “Mô hình cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa” tại khuôn viên nhà trường. Được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh nhà trường, sau hai tháng phát động và thi công thực hiện, công trình được hoàn thành và khánh thành vào ngày 20/11/2019.

Đây cũng là công trình chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Cột mốc đảo Trường Sa trên đất liền ảnh 1
 

Mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa được thiết kế, cao 4,5m, rộng 2,4m, được đặt ở vị trí trang trọng trong khuôn viên sân trường. Đặt trên mô hình cột mốc là lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới đầy kiêu hãnh và rạng ngời như chân lý: Trường Sa là của Việt Nam. Bên cạnh mô hình cột mốc chủ quyền, Liên đội đặt biểu trưng của Đội thiếu niên với huy hiệu Đội và hình ảnh anh Kim Đồng – Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Không phải ai cũng có điều kiện được đặt chân đến Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, Bản cột mốc với đầy đủ thông tin về kinh độ, vĩ độ, thông qua mô hình này nhà trường mong muốn giáo dục, nuôi dưỡng tình yêu biển, đảo cho các thế hệ học sinh, giúp các em hiểu được sự hy sinh to lớn trong việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo của các thế hệ cha, anh đi trước, từ đó nhận thức đúng đắn về biển, đảo quê hương, mai sau góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Cột mốc đảo Trường Sa trên đất liền ảnh 2
 
Cột mốc đảo Trường Sa trên đất liền ảnh 3
 

Sau khi đi vào hoạt động, công trình mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa là nơi sinh hoạt chính trị cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Mỗi dịp chào cờ thứ đầu tuần hay kỷ niệm các ngày lễ lớn, cán bộ, giáo viên, đoàn viên và học sinh nhà trường lại hợp về đây. Đã có những câu chuyện kể về lịch sử của dân tộc Việt Nam anh hùng, đã có những buổi nói chuyện về một quần đảo kiên cường mang tên Trường Sa, đã có những khúc ca hùng tráng được vang lên dưới thềm “cột mốc Trường Sa ở đất liền” góp phần vun đắp thêm tình yêu Tổ quốc trong mỗi trái tim.

Cột mốc đảo Trường Sa trên đất liền ảnh 4
 
Cột mốc đảo Trường Sa trên đất liền ảnh 5
 

Có thể nói, công trình mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa đã gắn kết những trái tim tuổi trẻ, nêu cao ý thức trong đoàn viên, thanh niên cùng chung tay, góp sức xây dựng, bảo vệ biển đảo quê hương. Công trình là niềm tự hào to lớn của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên nhà trường. Sẽ còn nữa những công trình ý nghĩa khác góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần đoàn kết của đoàn viên, thanh niên và học sinh trong tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng, xây dựng và phát triển quê hương nói chung.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.