Công an khống chế ‘nghịch tử’ giết mẹ rồi cố thủ trong nhà

Tức giận vì không được mẹ chia đất, đứa con bất hiếu nổi “cơn điên” đã đánh mẹ tử vong thảm thương bằng khúc gỗ tầm vông.

Ngày 7/4, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước co biết, đã ra lệnh tạm giữ hình sự nghi can Điểu Đôn, SN 1992, xã An Phú, huyện Hớn Quản, để điều tra về hành vi giết người.

Trước khi gây án, Điểu Đôn nghi sử dụng ma túy nên tinh thần thường bất loạn.

Công an khống chế ‘nghịch tử’ giết mẹ rồi cố thủ trong nhà ảnh 1 Hiện trường vụ án.

Nạn nhân trong vụ án chính là người mẹ ruột của Điểu Đôn- cụ Thị Smây, SN 1950, ngụ ấp Tằng Hách, xã An Phú.

Thông tin ban đầu, do tức giận vì không được mẹ chia đất nên giữa Điểu Đôn và bà SMây thường xảy ra cãi vã.

Đến đêm 6/4, Điểu Đôn thấy mẹ dọn quần áo định bỏ đi nên lớn tiếng cãi nhau với mẹ. Trong lúc “lên cơn điên”, Điểu Đôn đã dùng khúc gỗ tầm vông đánh bà SMây tử vong.

Chưa dừng lại, đến tờ mờ sáng, Điểu Đôn xách xe gắn máy phóng sang nhà anh rể là ông Điểu Ghé (SN 1968, gần nhà bà Smây) tiếp tục quậy; đâm thẳng vào cửa kính nhà anh rể, rồi dùng một khúc gỗ đập vỡ nát hết kính cửa sổ, cửa chính, tivi, loa đài và một số vật dụng trong nhà. Người anh rể đã đi trình báo Công an ngay sau đó.

Ngay lập tức, lực lượng Công an tỉnh Bình Phước và Công an huyện Hớn Quản có mặt tại hiện trường xử lý vụ việc.

Khi đến nơi thì phát hiện bà SMây nằm chết thảm thương cách nhà khoảng 20m.

Công an đã dùng các biện pháp nghiệp vụ nhanh chóng khống chế khi Điểu Đôn đang cầm tuýp sắt cố thủ trong nhà, đồng thời tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi để điều tra, làm rõ vụ án.

Theo Theo Công an nhân dân
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.