Còn một số vi phạm trong các trại giam, tạm giữ

Trại giam T16
Trại giam T16
TP - Một số cơ sở không đủ diện tích nằm tối thiểu, phạm nhân vi phạm kỷ luật, bị đánh, sử dụng ma túy… là những vi phạm còn tồn tại trong hệ thống các cơ sở giam giữ ở nước ta. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã yêu cầu cần tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm này.

Hơn 20 người tự sát

VKSND Tối cao đã ra Chỉ thị số 06 về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát việc tạm giữ, tạm giam (tạm giam/giữ), thi hành án hình sự. Chỉ thị yêu cầu VKSND các cấp cần tăng cường kiểm sát nơi giam giữ, cải tạo; kịp thời xử lý vi phạm trong đó chú trọng các vi phạm liên quan thời hạn tạm giam/giữ… qua đó bảo vệ quyền con người, lợi ích hợp pháp của người bị bắt. Cũng theo Chỉ thị, công tác kiểm sát việc bắt, giam giữ, thi hành án đã đạt nhiều kết quả tốt, nhất là trong thời gian gần đây nhưng còn một số hạn chế, vi phạm chưa được phát hiện kịp thời.

Tương tự, theo tài liệu được VKSND Tối cao đăng công khai, năm 2018, cả nước có 190.869 phạm nhân chấp hành án phạt tù gồm hơn 5.000 người chịu án chung thân. Ngoài ra, có gần 1.000 người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành; hơn 3.000 người đang được hoãn hoặc đình chỉ chấp hành án; hơn 5.100 trường hợp đã có quyết định thi hành án nhưng vẫn “ở nhà”, chưa “ở tù”; hơn 66.000 người phải nhận án treo, cải tạo không giam giữ…

Tuy nhiên, công tác tạm giam/giữ tại một số nơi còn nhiều vi phạm về tố tụng, có trường hợp không cho người bị tạm giam gặp thân nhân theo quy định; xảy ra 230 trường hợp quá hạn giam giữ. Tiếp đến là vi phạm về phân loại giam giữ người Việt, người nước ngoài; cùm chân người bị án tử hình 24/24h. Một số cơ sở chưa thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người bị tạm giam/giữ như không đảm bảo diện tích nằm tối thiểu; không cấp định mức ăn đúng quy định cho phụ nữ có thai; không khám HIV; tạm giam người cùng vụ án chung buồng…

Đáng chú ý, cả nước có 116 trường hợp người bị tạm giam/giữ chết trong đó 21 trường hợp tự sát, có 1 người bị 2 cán bộ đánh chết tại Nhà tạm giữ Công an TPHCM; có 20 người “trốn trại” do canh gác sơ hở; xảy ra 21 vụ người bị giam giữ phạm tội mới gồm 18 vụ vượt ngục, 1 vụ phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…

Phạm nhân mang ma túy vào trại

Trong công tác thi hành án hình sự, VKSND Tối cao cũng phát hiện một số vi phạm như xếp loại thi đua, chấm công lao động không theo quy định; chưa bảo đảm diện tích chỗ nằm tối thiểu; tổ chức bán hàng căng tin, thăm gặp, nhận thư, nhận tiền và liên lạc điện thoại với thân nhân không đúng… Năm 2018, trong các trại giam có 346 phạm nhân chết, chủ yếu do bệnh lý nhưng có đến 14 trường hợp tự sát. Đáng chú ý, xảy ra trường hợp phạm nhân Lê Thanh Lợi ở Trại giam Kênh 5 bị bạn tù dùng kéo đâm chết trong xưởng sản xuất lông mi giả. Hoặc ở Trại giam Thanh Xuân, thượng úy Nguyễn Văn Bảo - cán bộ trực tát một phạm nhân dẫn tới ngã, chết.

Tài liệu từ VKSND Tối cao còn thể hiện, công tác quản lý phạm nhân còn hạn chế dẫn tới 3.105 lượt phạm nhân vi phạm nội quy bị xử lý kỷ luật, trong đó có 25 vụ/25 phạm nhân “vượt ngục”, mới bắt lại 23 người. Ngoài ra, có 40 người phạm tội mới, cá biệt có trường hợp phạm nhân đang chấp hành án móc nối với thân nhân chuyển ma túy vào trại để các đối tượng sử dụng hoặc cán bộ quản lý cho phạm nhân mượn điện thoại để liên lạc ra ngoài nhiều lần.

Nguyên nhân tình trạng trên được xác định vì người bị giam giữ, thi hành án gia tăng quá khả năng đáp ứng của các cơ sở. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về tạm giam - giữ, thi hành án hình sự chưa đầy đủ, phù hợp tình hình mới; còn sử dụng Thông tư về kiểm sát giam giữ được ban hành từ năm 1989. Ngoài ra, phải kể đến nguyên nhân về năng lực của cán bộ; lãnh đạo nhiều nơi không quan tâm công tác giam giữ, thi hành án hình sự…

Năm 2018, cả nước đã kiểm sát hơn 162.000 người bị tạm giam, tạm giữ. Ngoài ra, có hơn 19.000 phạm nhân; hơn 66.000 người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, tước một số quyền… nhưng VKSND Tối cao chỉ có 25 cán bộ phụ trách công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.