VN-Index đóng cửa ở vùng thấp nhất phiên, các nhóm từ vốn hóa nhỏ, vừa đến VN30 đến chịu áp lực bán. Tại rổ VN30, dù chỉ số đại diện chỉ giảm 2,5 điểm, nhưng có tới 21/30 cổ phiếu giảm giá. Lần lượt VNM, MSN, VCB, PNJ… là những mã giao dịch tiêu cực nhất. Ngành vai trò dẫn dắt, chi phối như ngân hàng đồng loạt để mất điểm. Trên HoSE, chỉ VPB, TCB tăng giá.
Cổ phiếu bất động sản cũng ngập trong sắc đỏ, các mã thanh khoản cao như DIG, DXG, HDG… cùng giảm giá. Ngược lại, bộ 3 VIC, VHM, VRE giữ sắc xanh, đóng vai trò quan trọng dẫn dắt thị trường. Dù vậy, các mã chỉ tăng hơn 1%, theo đó đóng góp chung của nhóm Vingroup không “đỡ” nổi VN-Index thoát khỏi phiên điều chỉnh.
Nỗ lực đỡ giá của nhóm Vingroup "không đỡ nổi" VN-Index. |
Loạt cổ phiếu chứng khoán, thép, xăng dầu, xây dựng… đều trong trạng thái không mấy tích cực. Nhóm chứng khoán ghi nhận điểm sáng hiếm hoi từ các mã lớn như HCM, SSI, VND, còn lại ngập trong sắc đỏ.
Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo, 22/8 là ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực của hơn 304 triệu cổ phiếu VND. Trong đó gần 295 triệu cổ phiếu sẽ về tài khoản nhà đầu tư và có thể bắt đầu giao dịch kể từ ngày 4/9 tới.
Còn lại hơn 9,5 triệu cổ phiếu cổ đông không thực hiện quyền và được phân phối cho nhà đầu tư khác sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm. Ngày giao dịch sẽ từ 14/7/2025.
Sau đợt phát hành, VNDirect chính thức vượt SSI trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường. Tuy nhiên, chỉ tính từ thời điểm chốt quyền, đến nay, sau 3 tháng, cổ phiếu VNĐ đã giảm 13% thị giá.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 5,3 điểm (0,41%) xuống 1.280,02 điểm. HNX-Index giảm 1,1 điểm (0,46%) 238,97 điểm. UPCoM-Index giảm 0,25 điểm (0,26%) xuống 94,16 điểm. Thanh khoản gia tăng với giá trị khớp lệnh HoSE hơn 16.500 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 420 tỷ đồng, tập trung vào HPG, HSG, VPB, PVD…