Có hay không hồi ký Nguyễn Thị Hoàng?

0:00 / 0:00
0:00
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng ký tặng độc giả trẻ lên những bản sách cả mới và cũ. Ảnh: MẠNH HÀ
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng ký tặng độc giả trẻ lên những bản sách cả mới và cũ. Ảnh: MẠNH HÀ
P V: Giả sử không có duyên với văn chương, bà có chuẩn bị cho một sự nghiệp khác?

Nguyễn Thị Hoàng: Việc viết của tôi rất hiền lành như thế, nhưng cũng không phải sự nghiệp. Đấy là cái phóng tỏa tự nhiên trong phẩm chất, hồn tính của tôi. Nó có hai công dụng, thứ nhất để nuôi đời trong giai đoạn khó khăn. Thứ hai, giải tỏa được những u uẩn trong tôi. Cho nên nó đã cứu sống tôi qua những khúc đoạn rất ngộp thở trong cảnh riêng, chứ không phải xã hội. Giúp tôi chịu được tất cả những thế trận bất ổn trong cái tôi gọi là đầm lầy của số phận.

Hồi trẻ, tôi cũng rất hăng say nghĩ đến đủ các thứ, nào đất nước, nào con người, nào các vấn đề xã hội. Sau này, bên cạnh những cái viết về chuyện tình hay viết để mà mua vui cho mọi người như thế, tôi vẫn nghĩ đến tầng bậc khác nhưng đấy là nghĩ thôi.

Một lúc nào đó tôi sẽ viết ra những ý nghĩ đó, nhưng đó không phải là công việc của tôi. Bởi mỗi người nên chuyên chú vào một công việc của mình thôi, dẫu nó như thế nào. Đừng tham lam nhảy qua tầng bậc khác. Nếu có thì mình nên đủ sức xây dựng một tầng bậc khác đó theo một mô hình phóng vượt như thế nào đấy để mọi người thấy nhiều phần phong phú trong con người mình.

Bà có tính chuyện viết hồi ký?

Lần đầu tiên tôi được hỏi công khai điều này… Thú thật, nếu viết hồi ký đúng nghĩa của nó thì phải kể từ khi mình sinh ra đến mãi sau này, trong đó có đủ các vấn đề, có môi trường, bối cảnh lịch sử, cả những nhân vật lịch sử nữa. Nhưng nếu tôi viết hoặc là tôi đang viết, thì tôi không phân loại như thế. Dù trong những cái trải qua của tôi, có đầy đủ mọi yếu tố, mọi nhân vật như thế. Ví dụ từ thời Bảo Đại những năm tôi ở Huế lúc còn bé. Rồi qua các giai đoạn sau này, thí dụ thời Ngô Đình Diệm… Tôi biết được, cảm được cái gì, có thể thổ lộ cái đó. Nhưng dù chúng không thể chính thức là những sự kiện của hồi ký thì tất cả vẫn rải đều trong cái viết của tôi.

Thành ra cái gì cũng có, chỉ nhân vật chính tôi viết không phải là tôi. Cái đó xin thưa không thể gọi là hồi ký hay tự truyện. Tại có nhiều cái mình phải hư cấu, phải hóa trang tên nhân vật, sự kiện. Cho nên phải xem nó như một tiểu thuyết... Và tôi vẫn đang viết đủ các thứ như thế. Xin mọi người đừng chất vấn, đừng truy sát tôi. Để tôi sống sót, tôi làm xong cái việc cuối cùng đấy.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.