Chuyên gia pháp lý nói gì về mức phạt nồng độ cồn khi lái xe

Vụ tai nạn vào tối 21/10 khiến 1 người chết, 5 người bị thương do tài xế say xỉn.
Vụ tai nạn vào tối 21/10 khiến 1 người chết, 5 người bị thương do tài xế say xỉn.
TPO - Các chuyên gia pháp lý cho rằng, cần phải xem lại hình thức chế tài và không thể hô hào tuyên truyền khẩu hiệu mà cần tăng hình thức chế tài với người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn cao để giảm thiểu tai nạn giao thông.

Liên quan đến vụ nữ tài xế say xỉn điều khiển xe BMW tham gia giao thông gây tai nạn nghiêm trọng khiến 1 người chết, 5 người bị thương vào khuya 21/10, nhiều luật sư, chuyên gia pháp lý cho rằng, cần tăng hình thức chế tài đối với hành vi này.

Luật sư Nguyễn Tri Đức, Giám đốc công ty luật 360 cho biết, trên thế giới hiện nay mức phạt với hành vi này là rất nặng. Nhiều nơi áp dụng những biện pháp chế tài thật nghiêm khắc, từ phạt tiền, truy tố phạt tù, cấm chạy xe suốt đời, thậm chí kể cả bị đòn roi...

Chuyên gia pháp lý nói gì về mức phạt nồng độ cồn khi lái xe ảnh 1 Chiếc ô tô BMW do nữ tài xế say xỉn điều khiển gây tai nạn nghiêm trọng.

Còn ở Việt Nam hiện nay, việc chế tài vi phạm các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu vẫn ở mức quá nhẹ. Chính vì vậy đã không phát huy được tính răn đe nên các tai nạn hệ lụy do dùng rượu bia vẫn không ngừng tăng cao.

Trong khi đó thực tế cho thấy bất cứ thời điểm nào thì việc lái xe sau khi có khi đã dùng rượu bia nồng độ cồn trong máu cao có thể gây hệ lụy khôn lường cho bản thân người điều khiển phương tiện và mọi người chung quanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra khó tránh khỏi.

Với những tồn tại, những con số thương vong, tổn thất nặng nề cho gia đinh và xã hội do hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong người có nồng độ cồn cao. Đã đến lúc các cơ quan chức năng thẩm quyền phải cần đánh giá nhìn nhận lại vấn đề này. Không thể nhẹ tay, nương tay cho các đối tượng uống rượu bia mà còn điều khiển phương tiện giao thông.

Chuyên gia pháp lý nói gì về mức phạt nồng độ cồn khi lái xe ảnh 2 Luật sư Nguyễn Tri Đức cho rằng, cần hình sự hoá hành vi lái xe mà trong người có nồng độ cồn cao.

“Chúng ta không thể chỉ hô hào tuyên truyền bằng những khẩu hiệu và những biện pháp chế tài phạt hành chính như bấy lâu nay đã không đem lại hiệu quả thiết thực. Các nhà làm luật cần nhìn nhận đánh giá dưới góc độ độ pháp lý như các quốc gia khác trên thế giới và cho rằng đó là hành vi sát nhân. Để từ đó, kiện toàn luật hóa cụ thể hơn những biện pháp chế tài thật nghiêm khắc. Cần hình sự hóa đối với mọi hành vi khiển phương tiện giao thông mà trong người có nồng độ cồn cao. Như vậy, mới mong mới giảm thiểu những tai nạn thương tâm đau lòng”, luật sư Đức nói.

Cùng quan điểm, luật gia Nguyễn Văn Thành cho biết, pháp luật nhiều nước trên thế giới đã quy định những chế tài vô cùng nghiêm khắc với hành vi lái xe mà có nồng độ cồn trong người.

Chúng ta có thể nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc pháp luật của một số nước (Mỹ, Anh, Đức, ...) để quản lý và xử lý nghiêm ngặt việc điều khiển xe sau khi uống rượu, bia như: cấm điều khiển xe suốt đời và tịch thu bằng lái vĩnh viễn đối với những hành vi vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như trong trường hợp nữ tài xế BMW điều khiển và gây tai nạn liên hoàn tại Vòng xoay Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Chuyên gia pháp lý nói gì về mức phạt nồng độ cồn khi lái xe ảnh 3 Chuyên gia pháp lý cho rằng chế tài xử phạt còn nhẹ khiến người dân không "sợ luật".

Ngoài ra, cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người điều khiển xe say rượu, bia trong trường hợp người đó tái phạm, không tính đến việc họ có gây tai nạn cho người khác hay không; hay tăng mức hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên 12 – 24 tháng, …

Với việc tăng mức chế tài trên nếu được điều chỉnh và quy định trong Luật Giao thông đường bộ sẽ là lời cảnh báo hiệu quả tác động đến tâm lý của những người tham gia giao thông.

Với lời khai của người phụ nữ điều khiển xe BMW gây tai nạn cho rằng nguyên nhân giày cao gót vướng chân ga, ông Thành cho rằng, nồng độ cồn đo được của nữ tài xế đạt ở mức 0,94 mg/lít khí thở được đánh giá “sốc nặng bia, rượu”.

Chuyên gia pháp lý nói gì về mức phạt nồng độ cồn khi lái xe ảnh 4 Bia rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.

“Ở mức này thì nữ tài xế không thể tỉnh táo và mất khả năng kiểm soát hoàn toàn. Như vậy, cho dù lý do gì đi nữa thì nữ tài xế đã sai và vi phạm pháp luật khi điều khiển phương tiện ô tô trong trạng thái quá say xỉn dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng là làm 1 người chết, 5 người bị thương nên sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông Thành nói.

MỚI - NÓNG