Chuyển 15 trường cao đẳng, trung cấp khỏi Bộ Xây dựng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 25/8 Ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng.

Thống kê cho thấy, Bộ Xây dựng có 19 trường đại học, cao đẳng, trung cấp trực thuộc.

Chuyển 15 trường cao đẳng, trung cấp khỏi Bộ Xây dựng ảnh 1

Trường CĐ Kỹ thuật nghiệp vụ Hà Nội sẽ chuyển về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ảnh: internet

Theo Quyết định 996 của Chính phủ, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng theo 2 hướng như:

Chuyển nguyên trạng 10 trường cao đẳng (CĐ), trung cấp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý gồm: Trường CĐ Xây dựng số 1, Trường CĐ Xây dựng TPHCM, Trường CĐ Xây dựng Công trình đô thị, Trường CĐ Xây dựng Nam Định, Trường CĐ nghề Việt - Xô số 1, Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2, Trường CĐ Cơ giới Xây dựng, Trường CĐ nghề Xây dựng, Trường CĐ Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội, Trường Trung cấp nghề Cơ khí xây dựng.

Chuyển nguyên trạng 10 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng địa phương (nơi có trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập) quản lý, trong đó có 5 trường trung cấp: Trường CĐ nghề Lilama I chuyển về UBND tỉnh Ninh Bình quản lý; Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh chuyển về UBND tỉnh Nghệ An quản lý; Trường CĐ nghề Sông Đà chuyển về UBND tỉnh Hòa Bình quản lý; Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Sông Hồng chuyển về UBND tỉnh Phú Thọ quản lý; Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng chuyển về Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý.

Cũng theo quyết định này, có 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, trong đó có 4 trường đại học là Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Kiến trúc TPHCM, ĐH Xây dựng miền Trung, ĐH Xây dựng miền Tây.

Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi có trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập) và các cơ quan có liên quan thực hiện việc chuyển giao nguyên trạng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương để quản lý theo quy định pháp luật.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi có trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập) và các cơ quan có liên quan thực hiện việc điều chuyển tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển giao theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi có trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập) và các cơ quan có liên quan thực hiện việc điều chuyển biên chế viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển giao theo quy định pháp luật.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi có trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập): tiếp nhận nguyên trạng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng được chuyển giao về để quản lý theo quy định; phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính thực hiện việc điều chuyển biên chế viên chức, bàn giao tài chính, tài sản, trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển giao quản lý theo quy định; rà soát, sắp xếp lại, bố trí sử dụng nhà, đất và các tài sản khác theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc sát nhập, chuyển giao, tiếp nhận các đơn vị sự nghiệp nói trên phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2024.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.