Tiến sĩ Khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, đào tạo giáo viên ở nướ ta hiện nay về cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ của một mô hình đào tạo truyền thống.
Theo ông Tiến, sự trì trệ trong mô hình đào tạo giáo viên ở nước ta có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng là chúng ta chưa quan tâm làm rõ nền tảng tri thức của nghề dạy học ở nước ta. Cách tranh cãi của chúng ta thường rơi vào tư biện hoặc suy diễn cảm tính, thiếu bằng chứng khoa học, vì vậy không đủ tin cậy làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách.
Cũng theo ông Tiến, chương trình đào tạo giáo viên hiện nay của các cơ sở đào tạo được thiết kế dựa theo chương trình khung các ngành sư phạm do Bộ GD&ĐT ban hành.
Theo chương trình khung này thì khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng thời lượng đào tạo: “Rõ ràng, tư duy trong việc thiết kế chương trình khung này là tư duy của giai đoạn tiền chuyên nghiệp..., mâu thuẫn với tư duy trong việc xây dựng và ban hành các chuẩn nghề nghiệp của giáo viên”- ông Tiến cho biết.
Ông Tiến nhận định, chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành đang là rào cản cho các cơ sở đào tạo trong việc thiết kế chương trình một cách mềm dèo nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa đội ngũ giáo viên một cách phù hợp và kịp thời.