Chưa có tiếng nói quyết định trong vấn đề VH-NT đang tranh cãi

Chưa có tiếng nói quyết định trong vấn đề VH-NT đang tranh cãi
TP - Báo cáo tại Hội nghị báo chí Văn nghệ toàn quốc 2013 do Bộ TT-TT, Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội đồng Lý luận phê bình VHNT T.Ư ngày 11/9 tại TP Đà Nẵng, cho biết đến tháng 3/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in (1.084 ấn phẩm); 67 đài PTTH trung ương và địa phương; 74 báo, tạp chí điện tử; 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Trong đó, có 80 cơ quan báo chí VHNT các loại.

Ưu điểm cơ bản của báo chí, đó là tuyên truyền có hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trên mọi lĩnh vực; Tuyên truyền, cổ vũ ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; Tích cực tuyên truyền đối ngoại, nêu bật hình ảnh đất nước, con người, thành tựu đổi mới, truyền thống yêu chuộng hòa bình và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…

Tuy nhiên, nhiều nhược điểm của báo chí nói chung, báo chí văn nghệ nói riêng cũng được chỉ rõ. Đó là chủ yếu thông tin một chiều các vấn đề tiêu cực, mặt trái, các vụ án…, khiến báo chí trùng lắp thông tin, thiếu bản sắc, gây cảm giác nặng nề, u ám. Đối với báo chí văn nghệ, chưa có tiếng nói quyết định trong việc mở rộng, định hướng nhận thức chung cho xã hội về những vấn đề VH-NT đang còn tranh cãi; Nhiều tờ báo, đặc biệt các trang báo điện tử đưa quá nhiều thông tin về đời tư, sinh hoạt, trang phục hở hang của nghệ sĩ, người mẫu; Một số phóng viên văn nghệ còn thiếu kiến thức, non kém về nghiệp vụ; Báo chí văn nghệ chưa thu hút, tập hợp được các văn nghệ sĩ, một số người không công bố tác phẩm trên báo chí văn nghệ, mà công bố trên blog cá nhân…

Để khắc phục dần tình trạng trên, nhiều giải pháp được đưa ra, như sẽ tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí để đảm bảo thông tin chuẩn xác; Tập huấn đào tạo phóng viên văn nghệ; Hoàn thiện khung pháp lý đối với việc tài trợ, đặt hàng và khuyến khích sáng tác trong lĩnh vực VHNT…

Một tôi khác - triển lãm trưng bày 108 bức ảnh và câu chuyện của những người khuyết tật, người sống chung với H, người cai nghiện ma túy, người đồng tính, song tính và chuyển giới… Mục đích chia sẻ những đổi khác của họ khi hoạt động cùng các tổ chức xã hội dân sự. Ban tổ chức gồm 15 tổ chức xã hội. Triển lãm khai mạc 16h ngày 12/9 tại Nhà Kèn, Công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG