Chịu đủ thiệt thòi khi chồng chỉ biết lo cho nhà nội

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sau chuyện giúp đỡ cả anh trai, lẫn em trai chồng, tôi không nói ra nhưng cũng không vui, chồng tôi thì ngược lại, anh ấy lại cảm thấy vui vì giúp đỡ hết lòng cho mọi người.

Tôi lấy chồng được hai năm rồi. Cả hai vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định, đủ sống. Giàu cũng không phải giàu mà nghèo cũng không phải nghèo. Nhà chồng tôi có ba anh em trai, ai cũng trên 30 tuổi rồi. Chồng tôi là con ở giữa. Bố mẹ chồng em đều ở ngoài quê, không phải là cả nhưng trong nhà việc bé tới lớn đều một tay chồng tôi lo.

Năm ngoái anh cả (đã có gia đình) không có công ăn việc làm, nên chồng em đã cho anh chị gần một trăm triệu phụ giúp bố mẹ để xin cho anh ấy đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Năm nay chú út lại cưới vợ, vợ chồng tôi lại phụ giúp bố mẹ 50 triệu. Chú út ở quê không có công ăn việc làm, nên vợ chồng tôi đưa chú vào thành phố và xin việc cho chú. Hiện tại chú cũng đang ở cùng vợ chồng tôi, mọi sinh hoạt vợ chồng tôi không lấy chú đồng nào, ngược lại thi thoảng chú lại xin thêm tiền để tiêu vặt... Cái nhà vợ chồng tôi đang ở hiện tại là nhà của bố mẹ chồng tôi (trước kia ông bà sống một thời gian ở đây, sau đó lại chuyển về quê). Vợ chồng tôi cũng tính sẽ nhường lại cái nhà này cho chú út khi nào vợ chồng tôi có dư giả một chút tiền.

couple5-5901-1435826201.jpg

Ảnh minh họa.

Nhưng chuyện không suôn sẻ như vậy, sau khi cưới vợ xong, chú út đòi đưa vợ ở ngoài quê vào sống chung, vợ chồng tôi cũng đã bàn bạc với bố mẹ chồng và cả hai vợ chồng chú út. Điều kiện của vợ chồng tôi bây giờ chưa có, thêm nữa cái nhà thì chật không thể sống chung được, vợ chú ấy lại chưa có công ăn việc làm. Vợ chồng tôi xin lùi vài tháng nữa khi đó để vợ chồng tôi lo nhà cửa bên ngoài rồi nhường lại cái nhà này cho vợ chồng chú, khi ấy vợ chú vào cũng được. Nhưng bố mẹ chồng tôi không đồng ý, chồng tôi cũng không dám cãi lời bố mẹ, nên chỉ vài ngày sau đó chúng tôi quyết định ra ngoài thuê trọ. Mọi thứ để lại cho chú út, vợ chồng tôi chỉ mang theo cái giường cưới.

Chuyện xảy ra như vậy nên trong lòng tôi cũng không vui, từ ngày về nhà chồng, tôi luôn nhẫn nhịn tất cả, không bao giờ dám than vãn nửa lời. Sau chuyện chuyển nhà này tôi không nói nhưng cũng không được vui, chồng tôi thì ngược lại, anh ấy lại cảm thấy vui vì em trai anh ấy có nhà có cửa, sống thoải mái.

Tôi không dám nói ra, vì nói ra chồng sẽ cho tôi là ích kỷ, tính anh ấy trước giờ vẫn lo cho gia đình, thà chịu thiệt thòi chứ không để anh em bố mẹ phải khổ. Nhưng trong lòng tôi thấy tủi thân lắm, bố mẹ chồng hay anh em chồng chưa bao giờ hỏi xem vợ chồng tôi sống thế nào, ra ngoài nhà ở đâu, họ chỉ nghĩ việc vợ chồng tôi cho họ bao nhiêu tiền và coi đó là chuyện đương nhiên.

Tôi cũng tự an ủi thôi vợ chồng lại bắt đầu lại từ đầu, chịu khó vài năm sống thuê phòng trọ, khi nào có tiền lại sắm sửa mọi thứ. Nhưng nói thật mỗi khi nhìn thấy vợ chồng chú út tôi thấy bực bội trong lòng. Có phải tôi sống ích kỷ quá không? Tôi nên làm gì để có thể sống vui vẻ, không nghĩ lại chuyện cũ rồi ghét vợ chồng chú út nữa? Mọi người hãy cho tôi lời khuyên với.

Theo Theo Ngôi sao
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.