Chết điếng với lời thú nhận của vợ yêu

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Dù trong lòng cũng có đoán được phần nào, nhưng khi nghe chính miệng vợ thừa nhận, anh Lâm vẫn không khỏi có cảm giác sốc nặng.

Anh Lâm và chị Hằng đến với nhau qua mai mối, khi tuổi tác 2 người đã không còn trẻ và đang sốt sắng chuyện lập gia đình. Cả trước và sau khi kết hôn, anh Lâm hầu như không có điều gì đáng phàn nàn về vợ. Về làm vợ anh, chị Hằng luôn thực hiện tốt nghĩa vụ của người vợ, người con dâu trong gia đình, chị có công việc tốt, ngoại hình ưa nhìn, tính cách dễ chịu, bố mẹ anh cũng rất hài lòng.

Duy chỉ có một vấn đề tế nhị, khiến anh Lâm rất khó xử, mà nói ra thì cũng ngượng ngùng. Đó là nhu cầu của vợ anh trong chuyện ấy… ít ỏi vô cùng. Chị cũng chẳng mặn mà gì với những hành động âu yếm, thân mật với chồng. Trước khi kết hôn, chị nhất quyết không chịu cho anh gần gũi có thể thông cảm được, nhưng sau khi kết hôn chị vẫn giữ thái độ lạnh nhạt trong chuyện chăn gối vợ chồng thì anh Lâm thực sự không tài nào hiểu nổi.

Chị Hằng luôn tránh những cái ôm, những nụ hôn của anh, nằm ngủ cũng mỗi người một góc, quay lưng vào nhau mà ngủ. Còn chuyện kia, tháng được đôi lần, anh Lâm thực sự nói không có sai tí nào. Thời gian tân hôn đáng nhẽ phải là quãng thời gian mặn nồng nhất của các cặp vợ chồng, nhưng kể từ sau đêm tân hôn, chị Hằng luôn tìm cớ nọ cớ kia để từ chối chồng. Lúc thì chị tới thời kì “đèn đỏ”, và nó kéo dài tới tận… 2 tuần, lúc thì chị ốm, chị mệt, đủ lí do.

Kết hôn được 4 tháng thì chị Hằng có bầu, trong khi 2 người chỉ mới “làm ăn” có vài lần. Chẳng lẽ vợ anh đặc biệt chọn những ngày dễ thụ thai để đồng ý cho anh gần gũi? Suy nghĩ đó khiến anh thấy chán nản không thôi, bởi chẳng lẽ anh không hề có tí sức hấp dẫn nào với vợ, và chị quan hệ với anh chỉ để mang thai? Nhưng anh cũng đành gác lại câu hỏi lớn ấy, ôm một bụng ấm ức và thắc mắc mà tiếp tục… nhịn đói, vì chị Hằng giờ đã lấy lí do mang thai để danh chính ngôn thuận “cấm vận” anh dài dài.

Cố sống cố chết nhịn 9 tháng 10 ngày vợ mang bầu và 3 tháng kiêng cữ sau sinh, cũng nhiệt tình giúp đỡ vợ chăm sóc con để chị Hằng có thời gian nghỉ ngơi phòng mệt mỏi quá sức, khi hết thời gian kiêng cữ, anh Lâm mon men lại gần vợ thì lại bị vợ cự tuyệt thẳng thừng. “Em còn muốn kiêng tới bao giờ nữa! Người ta kiêng có tháng rưỡi 2 tháng thôi, mình đã kiêng 3 tháng rồi còn gì!”, anh Lâm bất mãn. “Trong đầu anh chỉ có mỗi chuyện ấy thôi hả? Anh có nghĩ thương vợ con anh không thế?”, chị Hằng gắt. Anh Lâm đành chán nản buông tha ý định thuyết phục vợ.

2 tháng nữa, đến khi anh Lâm hết nhịn nổi, mà chị Hằng vẫn lấy lí do vừa sinh xong, anh cáu ầm lên với vợ: “Em nghĩ gì thế hả? Em nghĩ thằng đàn ông nào nhịn được mấy năm trời?”. “Anh không nhịn được thì anh ra ngoài mà giải quyết đi, em có cấm đâu!”, chị Hằng giở giọng thách thức, khiến cuộc tranh luận đi vào ngõ cụt.

Một thời gian sau, chị Hằng thú nhận thật với chồng: “Hình như em có dấu hiệu của bệnh lãnh cảm anh ạ”. Anh Lâm tá hỏa. Nghĩ lại biểu hiện của vợ mình từ trước tới nay, anh nghĩ có khi thế thật cũng nên. 2 vợ chồng nói chuyện với nhau rất lâu, cuối cùng chị Hằng hứa sẽ đi khám bác sĩ, nhưng nhất quyết không cần anh đưa đi. Anh Lâm biết vợ cũng buồn và tủi thân, đây lại là vấn đề nhạy cảm, nên chiều theo ý chị.

Cho đến khi con trai của anh chị tròn 1 tuổi, anh Lâm vẫn phải chịu cảnh cá treo niêu mèo thì đói mốc mép, vì chị Hằng tuyên bố vẫn đang trong quá trình điều trị, và kết quả thì vẫn chưa thấy đâu. Nhưng thời gian này anh Lâm để ý thấy vợ mình có vẻ rất vui và yêu đời, không hề có dấu hiệu buồn phiền, lo lắng, chán nản của một người phụ nữ mắc phải chứng bệnh mà chả ai mong muốn ấy cả. Nhiều khi vì nhu cầu sinh lí, anh Lâm không kìm được ý nghĩ ra ngoài giải quyết, nhưng rồi anh lại cố gạt đi, nghĩ đến hạnh phúc gia đình, nghĩ tới con mà cố chịu đựng.

Một hôm, lúc đó chị Hằng đang tắm, điện thoại của chị để ở ngoài có tin nhắn đến. Anh Lâm tò mò mở ra xem thì thấy có mật khẩu. Nhấn vào ngày sinh nhật của chị, trùng hợp lại mở được khóa. Đập vào mắt anh là những lời lẽ yêu thương nồng nàn của một số điện thoại được lưu với cái tên F.L gửi tới vợ mình, và điều oái oăm là chủ nhân của nó lại là một cô gái! Vì anh thấy người đó còn gửi cả ảnh vừa tắm xong, chỉ quấn chiếc khăn tắm rất gợi cảm cho chị Hằng. Đầu óc anh Lâm choáng váng như muốn nổ tung. Cái gì thế này?

Lúc chị Hằng đi ra, anh nhìn chằm chằm vợ, chìa ra cho vợ xem tin nhắn ở điện thoại: “Em giải thích đi!”. Chị Hằng tái mặt, cầm điện thoại xem xong, im lặng một lúc lâu mới buông lời thú nhận: “Chắc anh cũng đoán được rồi. Em là les”. Dù trong lòng cũng có đoán được phần nào, nhưng khi nghe chính miệng vợ thừa nhận, anh Lâm vẫn không khỏi có cảm giác sốc nặng. Thì ra, không phải chị mắc chứng lãnh cảm, mà chị là les - đồng tính nữ.

“Em xin lỗi vì đã lừa dối để kết hôn với anh. Giờ anh quyết định thế nào cũng được, li hôn em cũng chấp nhận, nhưng xin anh để em nuôi con, anh lấy vợ mới anh sẽ có những đứa con khác. Còn nếu anh không muốn li hôn thì chúng ta có thể vẫn sống thế này, mỗi người sẽ có cuộc sống của riêng mình, cùng nhau chăm sóc con, bổn phận làm vợ làm dâu em vẫn hoàn thành tốt”, chị Hằng đầy áy náy nói với anh Lâm.

“Anh muốn suy nghĩ”, anh Lâm buông một câu rồi mệt mỏi lê bước về phòng đóng sầm cửa lại. Trước sự thật trái ngang thế này, anh phải làm sao cho phải bây giờ?

Theo Theo Tri thức trẻ
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.