Chàng cao bồi Mỹ ngủ với cá mập

Chàng cao bồi Mỹ ngủ với cá mập
Bạn sẽ làm gì khi bị 500 con cá mập vây quanh giữa biển khơi lạnh giá? Câu trả lời của chàng cao bồi người Mỹ - Brett McBride chỉ đơn giản là chìm vào giấc ngủ.

Chàng cao bồi Mỹ ngủ với cá mập

> Kí ức làng nghề từng 'nấu vi cá mập ăn trừ bữa'
> Cụt 2 chân vẫn tóm gọn… cá mập khủng

Bạn sẽ làm gì khi bị 500 con cá mập vây quanh giữa biển khơi lạnh giá? Câu trả lời của chàng cao bồi người Mỹ - Brett McBride chỉ đơn giản là chìm vào giấc ngủ.

Siêu nhân Brett McBride có thể đoán trước mọi hành vi của cá mập
Siêu nhân Brett McBride có thể đoán trước mọi hành vi của cá mập.

Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi dưới đáy đại dương với 500 con cá mập đói bao quanh. Bạn sẽ phản ứng ra sao: A) Bơi lên mặt nước càng nhanh càng tốt. B) Tìm vũ khí để tự vệ. C) Ngủ.

Câu trả lời của chàng cao bồi McBride luôn là phương án C. Thực tế, McBride từng chìm vào giấc ngủ trong vòng một phút khi xung quanh có tới hàng trăm con cá mập Galapagos dài tới 3 m, lượn lờ trong làn nước lạnh giá ngoài khơi Costa Rica.

Theo chàng cao bồi McBride (46 tuổi), thay vì tỏ ra khiếp sợ tột đỉnh, bạn hãy giả vờ như không để ý tới chúng và những gã ăn thịt khổng lồ cũng sẽ không quan tâm tới bạn.

"Cá mập Galapagos không phải là loài động vật có vú ăn thịt to lớn. Kể từ khi nhìn thấy bạn trôi dạt trên biển, phải sau vài giờ đồng hồ, chúng mới tấn công bạn", McBride chia sẻ kinh nghiệm.

Tuy nhiên, ngay cả khi cá mập Galapagos không thực sự đáng sợ như con người vẫn tưởng và ngoan ngoãn như những chú mèo, ít ai sẵn sàng bình tĩnh "chợp mắt một lát" như McBride.

Lâu nay, vị thuyền trưởng của con tàu nghiên cứu khoa học Ocearch đã dành nhiều ngày lênh đênh trên biển để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn các loài cá mập trong dự án gắn mã số điện tử lớn nhất từ trước tới nay trên thế giới.

McBride dẫn dụ cá mập bằng tay không
McBride dẫn dụ cá mập bằng tay không.

"Người cá mập"

Nhóm nghiên cứu trên con tàu Ocearch bao gồm các nhà khoa học và thủy thủ bao gồm chàng cao bồi McBride đang thực hiện nhiệm vụ gắn mã số điện tử trên thân cá mập, nhằm xây dựng một bản đồ tổng quan về thói quen di cư, giao phối và sinh sản của cá mập Galapagos.

Họ phải nhử cá mập lên mặt sàn tàu rồi gắn thiết bị theo dõi có giá lên tới 10.000 USD/chiếc lên cơ thể chúng, sau đó lấy mẫu máu và mô. Toàn bộ thao tác công việc chỉ diễn ra trong 15 phút.

Kể từ khi triển khai dự án vào năm 2007, Ocearch đã gắn mã số điện tử cho hơn 100 con cá mập. Tuy nhiên, con tàu Ocearch thực sự trở nên nổi tiếng đặc biệt là Brett McBride khi kênh truyền hình National Geographic thực hiện một bộ phim mang tên "Shark Men" (tạm dịch: Người cá mập).

Công việc của McBride là dẫn dụ những con cá mập hung dữ từ trong lòng biển khơi lên mặt sàn tàu. Thông thường, chàng cao bồi sẽ nhảy xuống biển cùng với lũ cá mập gớm ghiếc, dùng tay không để dụ chúng lên đúng vị trí mong muốn. Sau đó, chàng cao bồi đặt một chiếc khăn màu đen lên mắt cá, giúp chúng không bị hoảng loạn hay giận dữ, trước khi đưa các ống nước vào miệng để chúng hô hấp một cách bình thường.

"Khi tiến cận ở khoảng cách gần và đặt bàn tay lên thân cá mập, tôi không còn cảm thấy nỗi sợ mà chỉ tập trung vào từng co giật và chuyển động của chúng", McBride chia sẻ.

Toàn bộ quá trình gắn mã điện tử trên cá mập chỉ diễn ra trong 15 phút
Toàn bộ quá trình gắn mã điện tử trên cá mập chỉ diễn ra trong 15 phút.

Siêu anh hùng

Không có gì đáng ngạc nhiên khi McBride được phong tặng danh hiệu "Siêu anh hùng". Bởi McBride từng là người bất chấp nguy hiểm nhảy xuống giữa đàn cá mập để gỡ phần dây cáp mắc vào chân vịt tàu. Thậm chí, chỉ với một hơn, McBride từng lặn sâu tới 35 m trong khi đánh cá bằng súng bắn xiên. Ngoài ra, McBride còn có khả năng lướt trên những con sóng cao 10 m trong những trận bão.

Để trở thành một siêu anh hùng, McBride đã tự rèn luyện cho mình khả năng chống chọi lại nỗi sợ hãi.

"Khi tôi ở dưới nước và nhìn thấy một con cá mập, tôi phải tự kiềm chế nỗi sợ để tránh bị cá mập cảm nhận được quá trình thay đổi nhịp tim và hoạt động của tuyến mồ hôi. Cá mập có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi của con người thông qua các sóng xung điện và dao động", McBride nói.

Con tàu khoa học Ocearch
Con tàu khoa học Ocearch.

Cân bằng hệ sinh thái

Sinh trưởng tại thành phố San Diego, bờ biển bang California, McBride bắt đầu đi đánh cá khi mới 5 tuổi và làm việc trên các tàu thuyền lúc 11 tuổi.

McBride tin rằng con tàu khoa học Ocearch là một phần thiết yếu trong công tác bảo vệ các loài cá mập – những kẻ ăn thịt thời tiền sử, cũng như nhiều loài cá khác sinh sống trong lòng biển.

"Hơn 70 triệu con cá mập bị giết mỗi năm chỉ để lấy vi cá làm súp. Đây là hành động tàn phá sự cân bằng của hệ sinh thái biển", chàng cao bồi ngủ với cá mập nói.

Theo Minh Thu
infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG