Chăm sóc con thế nào để có trí tuệ tốt?
Hơn 80% học sinh tiểu học theo mẫu khảo sát tháng 5/2012 của Viện nghiên cứu giáo dục Hà Nội và TP.HCM còn thiếu những kỹ năng thực hành xã hội và khả năng nhạy bén trong suy nghĩ, xử lý tình huống thực tế. Năm 2012, Việt Nam cũng thụt lùi trên bảng chỉ số đổi mới toàn cầu (Global Innovation Index) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO) thuộc Liên Hiệp Quốc. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, nuôi dạy và chăm sóc con thế nào là tốt nhất để nâng cao chỉ số trí tuệ, và phát huy khả năng học hỏi?
Chăm sóc con như thế mới thông minh?. |
Bộ não là bộ phận liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến khả năng học hỏi (CMP, Concentration: Tập trung, Memory: Ghi nhớ, Problem Solving: Xử Lý Tình Huống) của trẻ. Trong đó, Tập trung, Ghi nhớ và Xử lý tình huống là 3 bước liên quan với nhau chặt chẽ, tạo thành một quá trình học hỏi, quyết định việc học hỏi ở cấp bậc cao. Bậc phụ huynh nào cũng mong muốn chăm sóc con cái trưởng thành và phát triển tốt các kỹ năng. Theo Chuyên gia Dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc Gia, để hỗ trợ khả năng học hỏi, trước tiên, cha mẹ nên chăm sóc con bằng một chế độ dinh dưỡng đúng và đủ để bổ trợ cho sự phát triển não bộ. Ngoài ra, một môi trường giáo dục thích hợp sẽ rất cần thiết ngay từ những ngày đầu trong giai đoạn phát triển của trẻ.
Dinh dưỡng đúng và đủ - chìa khóa chăm sóc con yêu ngay từ những ngày đầu
Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, dinh dưỡng đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình chăm sóc con. Thời gian này, bộ não của trẻ tăng trưởng tối đa: trong 2 năm đầu đời não trẻ có trọng lượng bằng 80% trọng lượng não người trưởng thành và gần 100% khi trẻ 6 tuổi. Do đó, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ thực phẩm chứa đầy đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng, nhằm tăng cường cho sự trưởng thành của các tế bào não và phần não trước. Đặc biệt ở giai đoạn phát triển “kì diệu” này, trẻ cần hấp thụ đầy đủ hàm lượng DHA để bộ não hoạt động tốt, sẵn sàng đón nhận việc học hỏi.
DHA là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của bộ não, đặc biệt là não trước. Phần não trước của trẻ sơ sinh cần tiếp nhận lượng DHA cao ngay từ khi mới sinh. Nghiên cứu của tiến sĩ Jame Drover, khoa Tâm lý học, ĐH Memorial, Canada, được đăng trên tạp chí Child Development (2009) tiến hành ở nhóm trẻ 9 tháng tuổi đã chỉ ra: khi bổ sung đúng hàm lượng DHA 17mgDHA/100kcal và 34mg ARA/100kcal liên tục ở những tháng đầu đời, trẻ sẽ đạt số điểm trong kỹ năng xử lý tình huống cao hơn nhiều so với nhóm trẻ không được bổ sung hoặc bổ sung thấp. Cha mẹ nên ghi lại những điều này để chăm sóc con tốt nhất theo từng thời kỳ.
Trẻ cần được bổ sung đủ DHA ngay từ những năm đầu đời. |
Tầm quan trọng của DHA đều được các bà mẹ biết đến trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con nhỏ, tuy nhiên việc bổ sung đúng hàm lượng DHA để tăng cường chỉ số trí tuệ của trẻ em không phải ai cũng biết. Theo khuyến cáo của FAO/WHO, hàm lượng DHA dành cho các bà mẹ mang thai và cho con bú là khoảng 200mg/ngày; với trẻ nhỏ là 17mg/100kcal DHA và 34mg/100kcal ARA; với trẻ từ 1 tuổi trở lên là từ 75mg/ngày (tuỳ theo độ tuổi và cân nặng).
Các dòng sản phẩm Enfa A+ mới với DHA Power+ đã bổ sung đúng hàm lượng DHA theo khuyến cáo của FAO/WHO sẽ là một cách tốt giúp các bà mẹ giải quyết sự thiếu hụt DHA, bồi đắp khả năng học hỏi của trẻ. Các bậc phụ huynh đừng bỏ qua cơ hội “vàng” để chăm sóc con một cách toàn diện nhất.