CEO công ty top 5 blockchain Việt Nam kể chuyện bỏ đại học, khởi nghiệp sau khi mất việc

CEO Lê Hoàng Long kể về hành trình khởi nghiệp khi không có bằng đại học. Cùng lúc đó, chuyên gia giáo dục và đại diện doanh nghiệp cho rằng, bằng đại học không còn là yếu tố quan trọng để trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

Bỏ học đại học, khởi nghiệp sau khi mất việc

Anh Lê Hoàng Long là Giám đốc Điều hành (CEO) Công ty Twendee Software, doanh nghiệp thuộc TOP 5 nhà phát triển blockchain hàng đầu tại Việt Nam.

Khởi đầu là sinh viên đại học ngành cơ điện tử nhưng anh Long quyết định chuyển hướng sang CNTT. Tuy nhiên, thay vì thi lại đại học, vị giám đốc công nghệ quyết định theo học tại một đơn vị đào tạo CNTT uy tín tại Hà Nội qua giới thiệu của nhiều bạn bè.

“Nếu thi lại đại học sẽ rất mất thời gian nên tôi quyết định theo học chương trình chỉ kéo dài 2 năm tại Aptech. Sau một năm theo học, tôi quyết định nghỉ học đại học để tập trung vào CNTT”, vị giám đốc công nghệ kể lại.

CEO công ty top 5 blockchain Việt Nam kể chuyện bỏ đại học, khởi nghiệp sau khi mất việc ảnh 1

CEO Lê Hoàng Long tại Ngày hội CNTT Việt Nam, được tổ chức tại Australia.

Kết quả, sau 1 năm học các ngôn ngữ lập trình mới nhất và được thực hành qua các đồ án, anh Long bắt đầu đi làm tại công ty cung cấp giải pháp và sản phẩm. Công việc của anh là phân tích yêu cầu và đưa ra giải pháp để giải quyết bài toán từ khách hàng.

“Khi làm dự án ở Aptech, tôi đã học được cách đọc tài liệu và kỹ năng phân tích các yêu cầu của khách hàng. Về kỹ năng lập trình, tôi được trang bị những công nghệ mới nhất nên không mất nhiều thời gian để làm quen với công nghệ của doanh nghiệp”, anh Long cho hay.

CEO công ty top 5 blockchain Việt Nam kể chuyện bỏ đại học, khởi nghiệp sau khi mất việc ảnh 2

Anh Lê Hoàng Long giao lưu cùng học sinh THPT trong chương trình tham quan doanh nghiệp phần mềm do Aptech tổ chức.

Sau khi tốt nghiệp tại Aptech, anh Long trải qua nhiều vị trí trong ngành, từ lập trình viên đến quản lý dự án cho một công ty Đan Mạch, đến nay là CEO của một doanh nghiệp công nghệ.

“Khi làm ở công ty Đan Mạch, tôi chưa từng nghĩ đến việc sẽ khởi nghiệp. Đến khi công ty yêu cầu tôi chuyển sang làm ở cơ sở TP.HCM, tôi mới quyết định xin nghỉ và cơ duyên khởi nghiệp đến với tôi”, anh Long cho hay.

Tuy đang trong giai đoạn “thất nghiệp” và không có bằng đại học nhưng anh Long vẫn thường xuyên nhận các dự án từ các giám đốc công nghệ từ các công ty nước ngoài. Sau một năm làm tự do, anh quyết định thành lập công ty và định vị doanh nghiệp của mình sẽ trở thành công ty cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu.

Tấm bằng đại học còn đủ sức thuyết phục doanh nghiệp?

Câu chuyện thành công khi không có bằng đại học của vị giám đốc công nghệ đặt ra câu hỏi về vai trò của bằng đại học hiện nay. Trao đổi về vấn đề này, theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, chuyên gia hướng nghiệp ĐHQG Hà Nội, cho hay, hiện tượng thí sinh THPT “đỗ dễ hơn trượt” khiến bằng đại học không còn là yếu tố then chốt để nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

“Nếu các bạn chỉ có tấm bằng trong tay, thậm chí là bằng giỏi, nhưng không đáp ứng được công việc của doanh nghiệp thì vẫn rất khó được tuyển. Vậy nên, tôi rất tin tưởng vào những trường chú trọng đào tạo thực hành cho sinh viên”, ông Hà nói.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Đinh Văn Hoàn, Giám đốc Chiến lược Dự án của Tập đoàn NTT Data Nhật Bản, luôn đánh giá cao những người làm việc ra nghề.

“Công ty tôi sẽ “lọc” ứng viên dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nên nhiều nhân viên, thậm chí quản lý, không có bằng đại học vẫn làm việc tại công ty tôi. Vậy nên, tôi luôn đánh giá cao những ứng viên đến từ những trường chú trọng đào tạo thực hành”, ông Hoàn cho hay.

Đứng trước hiện trạng này, nhiều thí sinh tốt nghiệp THPT thời gian gần đây có xu hướng “rời xa” con đường học đại học. Cụ thể, sau khi đóng cổng đăng ký tuyển sinh vào cuối tháng 7, Bộ GD&ĐT cho biết, hơn 330.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học, chiếm 31,5% thí sinh thi tốt nghiệp THPT.

Thầy Chu Tuấn Anh, Hiệu trưởng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech, cho hay, Nhà trường ghi nhận nhiều học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký tư vấn học, thậm chí nhập học sớm dù chưa biết kết quả đại học. Theo khảo sát từ Nhà trường, yếu tố được phụ huynh và học sinh quan tâm nhiều nhất khi tìm hiểu về chương trình học là các dự án thực hành chuẩn doanh nghiệp trên aptechvietnam.com.vn.

CEO công ty top 5 blockchain Việt Nam kể chuyện bỏ đại học, khởi nghiệp sau khi mất việc ảnh 3

Thí sinh THPT tư vấn và nhập học Aptech tại địa chỉ 285 Đội Cấn và 19 Lê Thanh Nghị.

Câu chuyện khởi nghiệp của CEO Lê Hoàng Long và phân tích từ các chuyên gia cho thấy kinh nghiệm thực tế và kỹ năng làm việc trong chương trình học là một yếu tố quan trọng. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi trong nhận thức về việc tích lũy kinh nghiệm từ khi còn đi học. Phụ huynh và sinh viên CNTT đang dần coi trọng giá trị của đào tạo CNTT đề cao thực hành và cung cấp kỹ năng thực tế.

MỚI - NÓNG
CLB Bóng đá Hà Nội, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng Tiền Phong thăm viếng gia đình nạn nhân tử vong tại cầu Phong Châu, Phú Thọ
CLB Bóng đá Hà Nội, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng Tiền Phong thăm viếng gia đình nạn nhân tử vong tại cầu Phong Châu, Phú Thọ
TPO - Chiều 19/9, đoàn thiện nguyện báo Tiền Phong cùng Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, BLĐ CLB Bóng đá Hà Nội, các cầu thủ đã trao số tiền ủng hộ 55 triệu đồng, hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại tỉnh Phú Thọ. Đoàn cũng đã đến thăm, chia sẻ với gia đình có 2 nạn nhân tử vong trong vụ sập cầu Phong Châu vừa qua.