Các hầm, cầu đi bộ được thiết kế cho người dân băng qua đường, tránh tai nạn giao thông. Thế nhưng, lâu nay các cầu hầm đi bộ luôn trong tình trạng ‘ế khách’. |
Cầu qua đường cho người đi bộ trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài không một bóng người ngay trong giờ cao điểm. |
Cũng rơi vào cảnh tương tự, những chiếc hầm dành cho người đi bộ tại các khu vực đường Phạm Văn Đồng, Đường Phạm Hùng,… cũng thưa thớt người sử dụng, số lượng người đi qua hàm chỉ đếm trên đầu ngón tay. |
Lối cầu thang xuống hầm cũng trở thành “ nhà kho” cất đồ của các chủ quán trà đá. |
Bình nước, cốc chén, ghế, ô,… được khóa cẩn thận, chắc chăn với lan can. |
Một số đèn điện hỏng vẫn chưa kịp thay mới. |
Ban ngày những chiếc hầm, cầu đi bộ không có nhiều người sử dụng, có thời điểm chỉ lác đác một vài người. Nhưng khi màn đêm buông xuống, dưới chân cầu, trên mặt cầu trở thành nơi buôn bán trà đá, hẹn hò của giới trẻ. |
Cách biển cấm không xa, dù đã ghi rất rõ nội dung “Cấm tụ tập ăn uống, bán hàng, vứt rác trên cầu. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. |
Số lượng người nhiều gấp 5, gấp 10 lần so với ban ngày; các bạn trẻ tụ tập ăn uống, vui chơi, nói chuyện, hẹn hò. |
Hệ thống hầm, cầu đi bộ tại Hà Nội đã được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với "sứ mệnh" giúp giải tỏa các nút giao thông trong thành phố. Nhưng trên thực tế những cây cầu này chưa phát huy hết công năng khi nhiều người đi bộ vẫn dửng dưng với hệ thống hầm, cầu đường bộ |
Theo thống kê, Hà Nội đang mở cửa 32/38 hầm để phục vụ cho người đi bộ. 6 hầm còn lại trên tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa cũng đã phải đóng cửa vì hai bên đường không có người dân sinh sống, nhu cầu đi lại của người dân không nhiều. |