Câu khách bằng tiến độ dự án

Câu khách bằng tiến độ dự án
Để lấy lòng tin của khách hàng, một số chủ đầu tư cam kết chịu phạt lãi suất cao nếu dự án chậm tiến độ. Các dự án khác, chủ đầu tư lắp camera phục vụ nhu cầu theo dõi tiến độ của người mua.

>‘Dụ’ nhà băng ‘siết’ bán nhà trên giấy
>Căn hộ ở Hà Nội rầm rộ bung hàng
>Savills: ‘Không nên tô hồng thị trường địa ốc'
>Dòng tiền cuối năm hướng vào bất động sản?

Việc dự án chậm tiến độ đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều khách hàng
Việc dự án chậm tiến độ đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều khách hàng.

Thị trường liên tục xảy ra những vụ kiện cáo xung quanh tiến độ bàn giao căn hộ khiến điều này trở thành nỗi ám ảnh của nhiều khách hàng. Để vực lại lòng tin, nhiều chủ đầu tư cam kết chịu phạt nếu tiến độ không đảm bảo.

Trong đợt mở bán cuối cùng trong tháng 11 của dự án Văn Phú - Victoria (Hà Đông), chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú đã cam kết sẽ chịu phạt 20% giá trị hợp đồng nếu chậm bàn giao nhà. Hiện căn hộ tại đây có giá từ 900 triệu đến 2,8 tỷ đồng và dự kiến được bàn giao vào tháng 5/2014... Nếu chậm bàn giao, chủ đầu tư sẽ phải chi trả cho người mua hàng trăm triệu đồng mỗi căn.

Đây không phải là đơn vị đầu tiên nghĩ kế giải tỏa ám ảnh của khách hàng về tiến độ dự án. Khi mở bán dự án Rainbow Linh Đàm (Hoàng Mai) hồi đầu năm 2013, Công ty cổ phần BIC Việt Nam cũng cam kết sẽ chịu phạt tính theo ngày nếu dự án chậm tiến độ. Kể cả chậm một ngày, chủ đầu tư cũng nộp phạt cho khách hàng. Mức phạt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn tại ngân hàng BIDV.

Tại một dự án khác, Hạ Đình Tower (Thanh Xuân), chủ đầu tư đã phối hợp với ngân hàng để đưa ra một cam kết về tiến độ. Theo đó, những khách hàng sẽ thanh toán tiền mua căn hộ qua Ngân hàng Baovietbank, chi nhánh Hà Nội sẽ được nhà băng cam kết 100% số tiền đó được đưa vào dự án. Nếu chủ đầu tư chậm tiến độ, ngân hàng sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền khách hàng đã nộp cộng với phí phạt.

Tuy không mạnh tay cam kết sẽ gánh phí phạt, nhưng chủ đầu tư dự án Sky Garden (Định Công, Hoàng Mai) đã tính đến một giải pháp khác để người mua nhà yên tâm hơn về tiến độ dự án. Đơn vị này đã lắp hệ thống camera trực tuyến để khách hàng có thể theo dõi tiến độ thi công trên website.

Ông Lê Anh Vũ - Trưởng phòng Marketing Công ty BIC Việt Nam cho hay khi đưa ra cam kết, đơn vị này đã nghiên cứu, xem xét rất kỹ nhu cầu, mong muốn của khách hàng. "Nhiều dự án chậm tiến độ đã khiến người mua rất băn khoăn khi lựa chọn, mất niềm tin vào chủ đầu tư", ông Vũ lý giải. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng điều quan trọng nữa là doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng cho việc thực hiện lời hứa.

Lãnh đạo BIC cũng cho biết, khi cam kết mới được đơn vị này đưa ra, khách hàng vẫn tỏ ra khá nghi ngờ. Nội dung này sau đó được đính kèm vào hợp đồng như một cơ sở pháp lý thì người mua tỏ ra tin tưởng hơn.

"Tuy nhiên, biện pháp này có hữu hiệu hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chủ đầu tư. Doanh nghiệp thực hiện cam kết đó như thế nào, nếu chỉ nói suông và dự án vẫn dậm chân tại chỗ thì cũng khó có được kết quả như mong muốn", ông Vũ lý giải.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Kha - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Nhà Từ Liêm thừa nhận, những cam kết về tiến độ, chịu phạt lãi suất của nhiều chủ đầu tư hiện nay đều nhằm mục đích lấy lại lòng tin của thị trường. Tuy nhiên, nó có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào việc chủ đầu tư đang thực hiện cam kết đó như thế nào.

Lý giải về những hiện tượng này, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng những biện pháp này đều là đòn giải quyết tâm lý cho khách hàng, tuy nhiên lại rất cần thiết trong bối cảnh thị trường mất niềm tin.

"Cần hình thành một cơ chế rõ ràng, công bằng giữa hai bên mua và bán. Chủ đầu tư nào xây dựng được những quy tắc này theo tinh thần 'chơi đẹp', công bằng không chỉ có ích với một dự án và sẽ tạo dựng được uy tín tốt trên thị trường", ông Liêm nói. Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhấn mạnh, biện pháp này có tác dụng tốt hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện của chủ đầu tư. Nếu doanh nghiệp cam kết rồi không làm sẽ càng làm thị trường xấu đi.

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.